- Đất rừng sản xuấtt rsx 6.283 5.217 +1.066 7.111
b Đồi núi chưa sử
3.2.4.1. Hiệu quả kinh tế
a. Hiệu kinh tế trong trường hợp lâm trường tự sản xuất
Trong trường hợp đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính cho hình thức lâm trường tự sản xuất. Chỉ tiêu được dùng là chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV), được tính cho một chu kỳ sản xuất rừng nguyên liệu (7 năm) cho 1ha.
Căn cứ vào số liệu báo cáo hàng năm giữa lâm trường với các cơ quan Nhà Nước. Tình hình sản xuất kinh doanh cho 1ha trong một chu kỳ sản xuất rừng nguyên liệu của lâm trường được thể hiện ở biểu 15. Trong trường hợp này mức lãi xuất vốn vay ngân hàng được áp dụng cho lâm trường là 7%/năm(Báo cáo của lâm trường).
Qua biểu 15 ta thấy: Đối với rừng nguyên liệu trong 1 chu kỳ sản xuất 7 năm. Trong 1ha lâm trường sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí 16.000.000đ. Trong đó thì chi phí cho việc trồng, chăm sóc và khai thác chiếm nhiều nhất.
Biểu 15: Hiệu quả sản xuất kinh doanh 1 ha gỗ nguyên liệu. STT Chỉ tiêu Tổng vốn đầu tư/1ha Số năm tính lãi Tổng vốn và lãi đến cuối chu kỳ (r=7%)
1 Trồng, chăm sóc, bảo vệ năm 1 7.000.000 7 10.430.000 2 Trồng, chăm sóc, bảo vệ năm 2 2.000.000 6 2.840.000 3 Trồng, chăm sóc, bảo vệ năm 3 1.000.000 5 1.350.000
4 Bảo vệ năm 4 500.000 4 640.000
5 Bảo vệ năm 5 500.000 3 605.000
6 Bảo vệ năm 6 500.000 2 570.000
7 Bảo vệ năm 7 và khai thác cuối chu kỳ 4.500.000 1 4.815.000
I Tổng chi phí 16.000.000 21.250.000
II Tổng thu nhập 23.700.000 23.700.000
Cân đối (NPV): (II - I) 7.700.000 2.450.000
(Nguồn: tài liệu điều tra) Sau chu kỳ 7 năm, sản lượng thu được là khoảng 100m3/1ha, giá bán bình quân là 237.000đ/1m3. Như vậy, đến cuối chu kỳ lâm trường thu được 23.700.000đ/1ha. Nếu quy cả vốn và lãi trong cả chu kỳ sản xuất về hiện tại với mức lãi bình quân là 7% thì ta có: Σ CPV = 21.250.000đ;
ΣBPV = 23.700.000đ. Như vậy giá trị NPV = 2.450.000đ.
Như vậy, qua phân tích trên ta thấy việc trồng rừng nguyên liệu để tiến hành kinh doanh là phương án có hiệu quả. Hiệu quả này có được chính là do lâm trường đổi mới cơ chế quản lý, áp dụng khoa học và đưa những giống mới có năng xuất cao hơn vào sản xuất. Từ đó rút ngắn chu kỳ sản xuất, tăng sản lượng khai thác.
Đối với rừng kinh tế là vậy, còn đối với rừng phòng hộ thì lâm trường cũng có được nguồn thu nhập từ việc khai thác gỗ, củi và các lâm sản tận thu khác từ rừng để cung cấp cho các cơ sở chế biến và nhu cầu lâm sản của nhân dân trong vùng dự án. Đồng thời phát huy tốt tính năng tác dụng phòng hộ của rừng, bảo vệ được mùa màng, tăng năng xuất cây trồng.
b. Hiệu quả kinh tế của rừng trong trường hợp người dân tự tiến hành sản xuất Qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu ta thấy được hiệu quả mà nó
mang lại. Thể hiện ở biểu 16.
Biểu 16: Hiệu quả sản xuất kinh doanh 1 ha gỗ rừng nguyên liệu.