3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của lâm trường Thác Bà
Căn cứ vào số liệu báo cáo hàng năm giữa lâm trường với các cơ quan Nhà nước và giữa các đơn vị sản xuất với lâm trường, cơ cấu các loại đất đai của lâm trường được tổng hợp trong biểu sau:
Trong toàn vùng thuộc địa bàn 16 xã có tổng diện tích tự nhiên là 43.951 ha. Được chia ra các loại đất với cơ cấu như sau:
diện tích đất tự nhiên toàn vùng. Trong đó: Đất trồng cây hàng năm là 3.293 ha chiếm 7,49% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 57,8% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Các loại cây nông nghiệp hàng năm được trồng chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn …. Tuy nhiên, đất cỏ dùng cho chăn nuôi lại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong diện tích cây hàng năm. Với 1.669,2 ha chiếm 3,8% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 50,7% diện tích đất trồng cây hàng năm. Từ đó cho thấy, bên cạnh việc phát triển các cây lương thực để đảm bảo lương thực cho dân cư thì chăn nuôi cũng được chú trọng để phát triển.
Đất lâm nghiệp: Với tổng diện tích 18.993 ha đất lâm nghiệp được Nhà Nước giao cho lâm trường quản lý, chiếm tỷ trọng 43,21% tổng diện tích tự nhiên. Từ đây có thể thấy hơn 2/3 diện tích đất nông nghiệp trong vùng là đất lâm nghiệp và hiện nay diện tích này đang được khai thác và sử dụng một cách triệt để và có hiệu quả. Trong tổng số 18.993 ha thì có 6.283 ha đất rừng sản xuất chiếm 14,3% tổng diện tích tự nhiên và 12.710 ha đất rừng phòng hộ chiếm 28,92% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 67% diện tích đất lâm nghiệp toàn vùng.
Với diện tích 12.710 ha đất rừng phòng hộ, cho thấy: Phần lớn diện tích đất lâm nghiệp mà Nhà Nước giao cho lâm trường là đất rừng phòng hộ. Các loại cây trồng chính để phòng hộ là trám, lát, sấu, ràng ràng, muồng, lim, mỡ… bên cạnh đó lâm trường và người dân cũng tiến hành trồng các cây phù trợ như bồ đề, keo, luồng, quế. Qua đây ta thấy, vai trò và hiệu quả mà lâm nghiệp mang lại là rất lớn và người dân đã nhận thức được điều này nên họ rất tích cực tham gia sản xuất lâm nghiệp. Một lý do nữa để lý giải cho điều này là diện tích đất để sản xuất nông nghiệp trong vùng không cao, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Chính vì thế hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp mang lại thấp, thêm vào đó là sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước trong việc giao đất, giao rừng đến tận tay từng hộ gia đình cá nhân nên họ có ý thức và trách nhiệm hơn trong phát triển rừng của nhà mình nói riêng và của toàn vùng nói chung.
Biểu 04: Hiện trạng sử dụng đất đai của lâm trường năm 2005.
STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tæng 43.951 100
I Đất nông nghiệp 26.270 59,77
1 Đất sản xuất nông nghiệp 5.700 12,97
a Đất trồng cây hàng năm 3.293 7,49
a.1 Đất trồng lúa 333,8 0,76
a.2 Đất cỏ dùng chăn nuôi 1.669,2 3,80
a.3 Đất trồng cây hàng năm khác 1.290 2,94
b Đất trồng cây lâu năm 830 1,89
2 Đất lâm nghiệp 18.993 43,21
a Đất rừng sản xuất 6.283 14,30
b Đất rừng phòng hộ 12.710 28,92
c Đất rừng đặc dụng - -
3 Đất nông nghiệp khác 1.577 3,59
II Đất phi nông nghiệp 6.746 15,35
1 Đất ở 284 0,65
2 Đất chuyên dùng 6.462 14,70
III Đất chưa sử dụng 10.935 24,88
1 Đất bằng chưa sử dụng 4 0,01
2 Đất đồi núi chưa sử dụng 10.245 23,31
3 Đất núi đá không có rừng cây 686 1,56
(Nguồn: Báo cáo của lâm trường)
Trong tổng số 6.283 ha đất rừng sản xuất thì chủ yếu người dân đầu tư phát triển rừng nguyên liệu giấy và gỗ trụ mỏ với 2 loại cây trồng chủ yếu rất có hiệu quả là Keo lai và Bạch đàn với năng suất đạt 100m3/ha.
Đất nông nghiệp khác: Đất nuôi trồng thuỷ sản, đất nông nghiệp khác chiếm 1.577 ha tương ứng 3,59% tổng diện tích tự nhiện. Trong đó chủ yếu là đất hồ Thác Bà, sông suối khác được người dân tận dụng để nuôi trồng thuỷ sản.
Đất phi nông nghiệp trong toàn lâm trường là 6.746 ha chiếm 15,35% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó chủ yếu là đất chuyên dùng phục vụ cho xây dựng các công trình thuỷ lợi, đường giao thông, nghĩa trang - nghĩa địa và chiếm 95,8% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, còn lại là đất thổ cư. Xu hướng trong tương lai thì nhu cầu sử dụng loại đất này ngày một gia tăng.
Đất chưa sử dụng: Tính đến năm 2005 diện tích đất trống chưa sử dụng là 10.935 ha chiếm 24,88% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng với 10.245 ha chiếm 23,31% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 93,7% diện tích đất chưa sử dụng. Lý do mà diện tích này lại chiếm tỷ trọng lớn như vậy là do: Diện tích này nằm ở vùng khó khăn về địa hình, đất đai kém chất lượng nên việc tiến hành sản xuất gặp khó khăn. Vì vậy mà người dân không dám mạo hiểm để đầu tư vốn.
Bên cạnh đó đất núi đá không có rừng cây là 686 ha chiếm 1,56% tổng diện tích tự nhiên và 6,27% diện tích đất chưa sử dụng. Qua đây ta thấy việc để trống gần 1/4 diện tích đất tự nhiên là lãng phí, trong khi diện tích đất lâm nghiệp lại không đủ so với nhu cầu của người dân. Vì vậy lâm trường cần có biện pháp hỗ trợ, khuyến khích để sử dụng tối đa diện tích đất trong vùng một cách có hiệu quả, đảm bảo được nhu cầu đất để sản xuất của người dân.