0
Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Tình hình biến động đất đai của huyện trong 3 năm gần đây

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LOẠI ĐẤT NÀY TẠI LÂM TRƯỜNG THÁC BÀ HUYỆN YÊN BÌNH TỈNH YÊN BÁI (Trang 30 -32 )

Căn cứ vào số liệu thống kê của Phòng tài nguyên & Môi trường huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái về tình hình đất đai trong 3 năm 2003, 2004 và 2005 ta thấy được:

Đất nông nghiệp có xu hướng tăng dần lên từ 55.548,87 ha năm 2003 tăng lên 56.007,69 ha năm 2004, và 56.584,87 ha năm 2005. Trung bình mỗi năm tăng lên 1%, đóng góp cho sự tăng này chủ yếu là do khai hoang và chuyển mục đích sử dụng đất. Mặc dù đất nông nghiệp của huyện biến động tăng nhưng trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp lại có xu hướng giảm dần từ 9.833,77 ha năm 2003 xuống còn 9.428,33 ha năm 2004 và còn 8.828,33 ha năm 2005. Hiện tượng giảm này chủ yếu là do đất trồng cây hàng năm và lâu năm đều giảm dần. Nguyên nhân chính là do sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả không cao vì thế mà người dân có xu hướng chuyển dần diện tích đất trồng lúa và hoa màu sang trồng các cây hàng năm khác, đặc biệt là trồng các cây ăn quả.

Biểu 03: Tình hình biến động đất đai của huyện trong 3 năm gần đây.

TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu %

2003 2004 2005 2004/ 2003 2005/ 2004 2005/ 2003

I Đất nông nghiệp 55.548,87 56.007,69 56.584,87 100.76 101.03 101.81 Đất sản xuất NN 9.833,77 9.428,33 8.828,33 95.88 93.64 89.78 1 Đất sản xuất NN 9.833,77 9.428,33 8.828,33 95.88 93.64 89.78 a Đất trồng cây hàng năm 6.664,43 6.664,43 6.127,5 100 91.94 91.94 a.1 Đất trồng lúa 654,5 654,5 634,5 100 100 100 b.2 Đất có dùng chăn nuôi 3.763,2 3.496,4 2.963,65 92.91 84.76 78.75 c.3 trồng cây hàng năm khác 2.246,73 2.513,53 2.529,35 111.88 100.63 110.58 b Đất trồng cây lâu năm 3.169,34 2.763,9 2.700,83 87.21 97.72 85.22

2 Đất lâm nghiệp 42.768,92 43.635,47 44.820,63 102.03 102.72 104.8a Đất rừng sản xuất 24.312,2 24.510,17 25.611,87 100.8 104.49 105.35 a Đất rừng sản xuất 24.312,2 24.510,17 25.611,87 100.8 104.49 105.35 b Đất rừng phòng hộ 18.456,72 18.425,3 19.208,76 99.83 104.25 104.07 c Đất rừng đặc dụng - - - - - - 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 2.532,39 2.532,39 2.535,37 100 100.12 100.12 4 Đất nông nghiệp khác 413,7 411,5 400,54 99.47 97.34 96.82

II Đất phi nông nghiệp 11.063,2 11.235,84 12.492,95 101.56 111.19 112.921 Đất ở 534,49 534,49 545,82 100 102.12 102.12 1 Đất ở 534,49 534,49 545,82 100 102.12 102.12

a Đất ở tại nông thôn 437,9 437,9 442,82 100 101.12 101.12b Đất ở tại thành thị 96,59 96,59 103 100 106.64 106.64 b Đất ở tại thành thị 96,59 96,59 103 100 106.64 106.64 2 Đất chuyên dùng 6.838,45 7.030,05 8.880,68 102.8 126.32 129.86 a Đất trụ sở, cơ quan 68 69,2 70,3 101.76 101.59 103.38 b Đất quốc phòng, an ninh 641,1 641,1 642,15 100 100.16 100.16 c Đất SXKD phi NN 5.006,85 5.116,26 6.037,63 102.19 118.01 120.59 d Đất mục đích công cộng 2.122,5 2.147,3 2.130,6 101.17 99.22 100.38 3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 4,1 4,4 4,4 107.32 100 107.32

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 81,96 82,83 82,83 101.06 100 101.065 Đất sông suối, mặt nước 5 Đất sông suối, mặt nước

CD

3.598,3 3.578,32 2.975,12 99.44 83.14 82.68

6 Đất phi nông nghiệp khác 5 5 4,1 100 82 82III Đất chưa sử dụng 22.616,3 21.948,7 20.149,6 97.05 91.8 89.09 III Đất chưa sử dụng 22.616,3 21.948,7 20.149,6 97.05 91.8 89.09

1 Đất bằng chưa sử dụng 15 13,7 9,5 91.33 69.34 63.332 Đất đồi núi chưa sử dụng 22.398,0 21.812,44 18.827 97.39 86.31 84.06 2 Đất đồi núi chưa sử dụng 22.398,0 21.812,44 18.827 97.39 86.31 84.06 3 Núi đá không có rừng cây 2.183,3 2.158,6 1.613,12 98.87 74.73 73.88

Tổng cộng 89.227,47 89.228,2 89.227,44

( Nguồn: Phòng TN & MT huyện Yên Bình)

Đối lập với hiện tượng đất sản xuất nông nghiệp giảm thì diện tích đất lâm nghiệp lại tăng lên rõ rệt. Từ 42.767,92 ha năm 2003 tăng lên 43.635,47 ha năm 2004 và lên 44.820,63 ha năm 2005. Bình quân mỗi năm tăng hơn 3%.

Đất để trồng rừng sản xuất tăng mạnh, từ 24.312,2 ha năm 2003 tăng lên 24.510,17 ha năm 2004 và lên 25.611,87 ha năm 2005. Còn đất để trồng

người dân đã trồng thêm nhiều rừng kinh tế bằng việc sử dụng tốt diện tích đất rừng sản xuất sẵn có, chuyển dần một phần diện tích đất rừng phòng hộ ít xung yếu sang thành rừng kinh tế. Mặt khác người dân đã khai thác tối đa diện tích đất trống đồi núi trọc để phát triển rừng kinh tế.

Bên cạnh đó, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất nông nghiệp khác thì biến động ít và có xu hướng giảm dần.

Đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng và tăng nhanh vào năm 2004 và 2005, từ 11.062,3 ha năm 2003 tăng lên 11.235,84 ha năm 2004 và lên tới 12.492,95 ha năm 2005. Nguyên nhân chính là do nhu cầu của người dân tăng dần lên theo sự tăng của đời sống vật chất. Đáng chú ý nhất là diện tích đất chuyên dùng tăng rất mạnh. Từ 6.838,45 ha tăng lên 7.030,05 ha năm 2004 và lên 8.880,65 ha năm 2005. Xu thế trong tương lai thì diện tích loại đất này vẫn còn tăng lên.

Đất chưa sử dụng: Bên cạnh việc diện tích đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp đều có xu hướng tăng trong 3 năm gần đây, thì đất chưa sử dụng lại có xu hướng giảm dần. Từ 22.616,3 ha năm 2002 xuống còn 21.984,7 ha năm 2004 và xuống còn 20.149,62 ha năm 2005. Nguyên nhân chính là do diện tích đất này đã được người dân đưa vào sử dụng cho nông nghiệp và phi nông nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, diện tích này vẫn còn khá lớn 18.827 ha. Đòi hỏi huyện có biện pháp để hỗ trợ, khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, tránh lãng phí đất.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LOẠI ĐẤT NÀY TẠI LÂM TRƯỜNG THÁC BÀ HUYỆN YÊN BÌNH TỈNH YÊN BÁI (Trang 30 -32 )

×