Phân tích và đánh giá công việc thực hiện:

Một phần của tài liệu Thực trạng & Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Văn phòng Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Trang 73 - 75)

1 Chủ tịch HĐQT, TGĐ (bổ nhiệm từ 3 năm trở lên) 80 559

3.1.3. Phân tích và đánh giá công việc thực hiện:

Phân tích và đánh giá công việc với mục đích là phân công công việc hợp lý hơn và đánh giá chính xác hơn kết quả lao động của người lao động. Mức độ phức tạp của công việc sẽ được xác định qua phân tích công việc, mức độ hoàn thành công việc sẽ được xác định qua đánh giá thực hiện công việc. Điều đó sẽ làm cơ sở cho sự trả lương, tính các tiêu chí thưởng cho CBCNV trong Văn phòng Tổng công ty. Trong phân tích công việc cần phải xây dựng bản mô tả công việc một cách chi tiết và cụ thể từng công việc. Ví dụ:

Bảng 3.1: Bảng mô tả công việc của cán bộ quản lý tiền lương ở phòng Tổ chức Lao động như sau:

1. Chức danh công việc: Cán bộ quản lý tiền lương 2. Báo cáo với Tổng giám đốc Tổng công ty

3. Nơi làm việc: Phòng Tổ chức Lao động

4. Trách nhiệm: Thực hiện công tác quản lý tiền lương Các nhiệm vụ:

1. Xây dựng đơn giá tiền lương và kế hoạch trả lương. 2. Sử dụng bảng chấm công để tính lương

3. Xem xét các yếu tố liên quan đến người lao động để tăng, trừ lương hoặc thưởng

4. Tổ chức việc thanh toán lương Các mối quan hệ trong công việc:

- Các trưởng phòng, ban - Các CBCNV

Phương tiện sử dụng khi làm việc:

Máy tính, máy in, máy photo, máy fax, điện thoại Các yêu cầu của công việc:

Kiến thức: Có kiến thức cơ bản về quản lý tiền lương, am hiểu luật lao động

Kỹ năng: Sử dụng thành thạo tin học văn phòng, áp dụng các phần mềm tính lương ….

Giáo dục: Tốt nghiệp đại học chính quy chuyên ngành kinh tế lao động hoặc quản trị nhân lực.

Bên cạnh việc mô tả công việc cụ thể thì để trả lương có tính công bằng cao hơn thì công tác đánh giá thực hiện công việc cũng là một vấn đề đáng quan tân và cần được xem xét. Để thực hiện tốt đánh giá công việc Văn phòng Tổng công ty nên sử dụng phương pháp đánh giá thang đo đồ hoạ.Ví dụ:

Bảng 3.2: Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên phòng kinh doanh:

sắc cầu yêu cầu tối thiểu Sự hoàn thành công việc

- Hoàn thành vượt mức - Hoàn thành mức chỉ tiêu - Không hoàn thành

- Kết quả công việc quá thấp

4 3 2 1

Thời gian làm việc:

- Đi làm đầy đủ và làm thêm (nếu có) - Đi làm đầy đủ

- Nghỉ 2 – 3 ngày

- Nghỉ hơn 3 ngày và thường xuyên đi muộn

4 3 2 1

Chỉ tiêu tinh thần trách nhiệm - Tốt

- Bình thường

- Thiếu thái độ hợp tác

- Thường xuyên vi phạm kỷ luật

4 3 2 1

Khi đó, người đánh giá xem người được đánh giá thuộc mức độ thực hiện công việc như thế nào theo từng tiêu thức. Sau đó tính điểm bình quân hoặc điểm tổng cộng các điểm ở từng tiêu thức và dựa vào đó để tính lương, thưởng.

Một phần của tài liệu Thực trạng & Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Văn phòng Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w