Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty.

Một phần của tài liệu Thực trạng & Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Văn phòng Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Trang 32 - 35)

Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty chia làm 2 giai đoạn Giai đoạn 1: Từ năm 1995 – 1997. Theo quyết định số 667/TCLĐ ngày 04/10/1995 của Bộ Lâm Nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lâm Nghiệp quyết định thành lập theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ thành lập Tổng công ty lâm sản Việt Nam. Tổng công ty được thành lập trên cơ sở sát nhập 10 tổng công ty, liên hiệp trực thuộc bộ lâm nghiệp. Tổng công ty có 108 đơn vị thành viên, là những đơn vị sự nghiệp có quan hệ mật thiết về lợi ích kinh tế, tài chính, nghiên cứu khoa học, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất để nâng cao khả năng, hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và thực hiện hoàn thành nhiệm vụ Nhà nước giao cho, Tổng công ty chịu sự quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân và thành phố trực thuộc Trung ương với tư cách là các cơ quan quản lý Nhà nước,

đồng thời chịu sự quản lý của các cơ quan này với tư cách là cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại luật doanh nghiệp nhà nước và các quy định khác của pháp luật.

Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam có: - Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.

- Điều lệ cụ thể về tổ chức và hoạt động, bộ máy và điều hành.

- Vốn và tài sản, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn do Tổng công ty quản lý.

- Có con dấu, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và các ngân hàng trong và ngoài nước.

- Bảng cân đối tài sản, các quỹ tập trung theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Mặt khác, Tổng công ty có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước. Tổng công ty thực hiện tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao, mở rộng quy mô theo khả năng của Tổng công ty và nhu cầu của thị trường, kinh doanh ngành nghề nếu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Giai đoạn 2: Cuối năm 1997, theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc sắp xếp và tổ chức lại các doanh nghiệp Lâm nghiệp nhằm đảm bảo gọn nhẹ nhưng vẫn đủ sức mạnh về công nghệ, khoa học kỹ thuật, tài chính… để đáp ứng yêu cầu xây dựng nhằm phát triển ngành Lâm nghiệp bền vững.

Tính đến năm 1997, nước ta đã mở cửa nền kinh tế được 8 năm, nhưng nhìn chung nề kinh tế nước ta vẫn còn nghèo, tốc độ phát triển kinh tế còn chậm. 80% dân số còn sống bằng nghề nông – lâm – ngư nghiệp. Do đó chỉ có phát triển ngành này một cách toàn diện kết hợp với các ngành kinh tế khác thì mới có thể giúp nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững được. Tổng công ty lâm sản Việt

Nam là một trong những đơn vị hang đầu và trọng yếu sẽ giúp cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện được nhiệm vụ mà mình đã đề ra.

Giai đoạn 1, Tổng công ty chỉ hoạt động trong lĩnh vực chế biến và tiêu thụ sản phẩm lâm sản. Nhưng để phát triển ngành lâm nghiệp bền vững thì không chỉ thực hiện 2 nhiệm vụ đó mà còn phải mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình, tức là phải thực hiện từ khâu trồng, đến chế biến tất cả các sản phẩm lâm sản của mình. Do vây, Tổng công ty đã được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các tỉnh giao thêm một số diện tích rừng, đất rừng, các cơ sở chế biến lâm sản, nhà máy xí nghiệp. Tổng công ty chính là đơn vị đầu mối thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng và tìm hướng mới cho sản xuất hang lâm sản. Tổng công ty đã rà soát, sắp xếp lại các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, các doanh nghiệp hạch toán độc lập….từ 108 doanh nghiệp xuống còn 51 doanh nghiệp. Nhưng tính đến nay, tổng công ty đã có 54 đơn vị thành viên, trong đó có 47 doanh nghiệp hạch toán độc lập, 7 doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Tổng công ty là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt (Quyết định số 933/1997/QĐ-TTg ngày 4/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ). Ngoài ra, theo quyết định số 3308/NN-TCCB/QĐ ngày 18/12/1997 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép Tổng công ty lâm sản Việt Nam được đổi tên thành Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam…. từ đó nhiệm vụ kinh doanh và sản phẩm chủ yếu đã được thay đổi.

Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là: Vietnam forest product corporation

Tên viết tắt: vinafor

Trụ sở chính của công ty đặt tại:

127 lò đúc - quận Hai Bà Trưng - Thành phố Hà Nội Tổng số lao động: 11.163 người

1. Thành phố Đà Nẵng

2. Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. 3. Thành phố Hồ Chí Minh

Tổng công ty có tài khoản ở 4 Ngân hàng thương mại chính của Việt Nam - Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

- Ngân hàng Công thương Việt Nam

- Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tài khoản chính: số 001.100.0018506 tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Địa chỉ Webside: www.vinafor.com.vn

Địa chỉ Email: vinafor_kt@fpt.vn

Một phần của tài liệu Thực trạng & Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Văn phòng Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w