Các khuyến khích phi tài chính

Một phần của tài liệu Thực trạng & Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Văn phòng Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Trang 29 - 32)

Các khuyến khích vật chất giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong khuyến khích nhân viên làm việc. Tuy nhiên các kích thích về tinh thần cũng có vai trò rất lớn, đôi khi thay thế các kích thích vật chất nhằm thoả mãn các nhu cầu về động cơ ngày càng cao của nhân viên. Mọi người lao động cần có niềm vui trong công việc, được kính trọng và được ghi nhận thành quả lao động. Lợi ích kinh tế càng cao thì đỏi hỏi về lợi ích tinh thần tương ứng càng cao. Kích thích về tinh thần có tác dụng nâng cao tính tự giác và sáng tạo trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.3.3.1. Bản thân công việc:

“Công việc là tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi người lao động hoặc là tất cả những nhiệm vụ giống nhau nhưng được thực hiện bởi một số người lao động” (Giáo trình Quản trị nhân lực – Th.S Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân). Công việc đó luôn gắn với mục đích và động cơ của người lao động. Vì vậy, công việc đó tạo được hưng phấn đối với người lao động, họ yêu nghề thì sẽ tạo động lực lớn cho người lao động.

Để bản thân công việc có thể tạo hưng phấn cho người lao động thì:

- Đó là công việc mà phù hợp với khả năng của người lao động, là công việc mà người lao động cảm thấy yêu thích

- Công việc đó phải đem lại nguồn thu nhập chính cho người lao động - Nó có vị trí xác định trong hệ thống công việc, người lao động tự hào khi nói về ngành nghề của mình

- Công việc không quá khó khăn, không ảnh hưởng lớn đến đời sống và sức khỏe của người lao động, và một điều cũng rất quan trọng đó là công việc đó có mang lại sự thăng tiến cho họ trong tương lai hay không. Vì vậy, lãnh đạo công ty cần phải quan tâm đến vấn đề này, để có thể đặt đúng người đúng việc.

Khi công việc thoả mãn được yêu cầu đó thì nó sẽ tạo hứng thú cho người lao động làm việc, họ yêu công việc hơn và như thế kết quả làm việc sẽ cao hơn

Môi trường làm việc là nơi mà người lao động gắn bó trong suốt thời gian làm việc, nơi diễn ra quá trình thực hiện công việc của người lao động. Đó là toàn bộ cơ sở vật chất, môi trường của tổ chức

Người lao động hiện nay rất quan tâm đến môi trường làm việc của mình như thế nào. Họ sẽ không thể làm việc, không thể sáng tạo trong một môi trường không an toàn, thiếu thốn vật chất, nhàm chán hay quá căng thẳng.

Một môi trường làm việc tốt là một trường: Có đầy đủ cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu làm việc của người lao động, có đầy đủ phương tiện hỗ trợ, bảo vệ người lao động, không khí làm việc thoải mái, không quá gò ép, tập thể hoà đồng, và có sự quan tâm của ban lãnh đạo

Duy trì, kết hợp hài hoà giữa công việc và cuộc sống cá nhân của người lao động, tạo ra mối quan hệ đồng cảm, hiểu biết lẫn nhau, tranh cãi nhưng không quá mâu thuẫn căng thẳng ….

Một môi trường làm việc tốt có vai trò quan trọng không kém trong công tác tạo động lực cho người lao động. Chính vì thế, lãnh đạo công ty cần phải quan tâm đến vấn đề này, coi nó như là vấn đề của bản thân mình.

Một phần của tài liệu Thực trạng & Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Văn phòng Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w