Năng lực sản xuất của Tổng công ty

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Định hướng chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược (Trang 47 - 50)

II. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VINAFOR Trong giai đoạn đầu thực hiện chiến lược kinh doanh 2001 2007,

3. Phân tích nội bộ Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam

3.4. Năng lực sản xuất của Tổng công ty

Để đạt hiệu quả kinh tế cao trong trồng rừng, Vinafor đã áp dụng công nghệ lâm sinh tiên tiến , trọng tâm là công nghệ tạo giống cây. Hiện Vinafor đã đầu tư xây dựng 3 trung tâm nuôi cấy mô tại các tỉnh Hoà Bình, Bắc Giang, Gia Lai và hàng chục cơ sở có vườn ươm giâm hom để cung cấp cây giống cho các lâm trường và các hộ dân trồng rừng. Nhờ áp dụng cong nghệ tạo giống bằng nuôi cấy mô nên cây sinh trưởng tốt, phát triển đồng đều, cho năng suất cao và khả năng thu hồi vốn nhanh.

Với việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến các sản phẩm lâm nghiệp, với dây chuyền công nghệ thường xuyên được cải tiến,

Tổng công ty đã sản xuất ra được những sản phẩm có tính ưu việt tôt với năng suất cao. Cụ thể:

Ván Dăm (PB) là ván nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng và có nhiều loại chiều dày khác nhau. Mặt ván có thể được phủ dán bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau như Melamine, gỗ lạng (Veneer)… Ván dăm là nguyên liệu chủ yêú trong trang trí nội thất, đồ mộc gia đình, công sở, trường học, bệnh viện…Nhà máy Ván dăm Thái Nguyên với công suất 16.500 m3 SP/ năm được áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9001- 2000 trang bị công nghệ tiên tiến đã sản xuất ván dăm đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế có kích thước 1.220 x 2.440 mm (dày 8- 32 mm).

Công nghệ dán phủ mặt và cạnh thoả mãn nhiều kích thước và hình dạng của sản phẩm.

Ván sợi (MDF) là ván nhân tạo có đặc tính cơ lý cao, kích thước lớn phù hợp với công nghệ sản xuất đồ mộc nội thất trong vùng khí hậu nhiệt đới.

Nhà máy MDF Gia Lai của Vinafor có công suất 54.000m3 SP/ năm sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại Châu Âu và được quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000. Quy cách 1830 x 2440 mm dầy 6- 30 mm. Sản phẩm MDF được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực : sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, xây dựng…

Nguyên liệu chính của ván ghép thanh là gỗ rừng trồng. Ván được tạo ra bởi các thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy. Trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, gỗ được cưa, bào, phay, ghép , ép, chà và sơn phủ trang trí. Ván ghép thanh được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang thí nội thất, sản xuất ván sàn và các sản phẩm khác.

Nguồn gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên là nguyên liệu dùng trong công nghiệp sản xuất đồ mộc. Đồ mộc giả cổ, cửa , khuôn cửa, đồ mộc nội thất và ngoại thất là những mặt hàng của Vinafor được thị truờng trong nước và ngoài nước ưa chuộng.

Nhờ đầu tư cải thiện công nghệ xử lý gỗ và nâng cao trình độ tay nghề nên các xí nghiệp sản xuất đồ mộc của Vinafor không chỉ sử dụng gỗ từ các nhóm quý hiếm mà còn sử dụng từ nhóm gỗ thông dụng hơn: gỗ Điều, gỗ Cao Su, gỗ Bạch đàn, gỗ Xà cừ…

Với mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm và tiết kiệm gỗ, Vinafor đã sản xuất các loại sản phẩm kết hợp giữa gỗ tự nhiên với các vật liệu khác như kim loại, chất dẻo và nhựa tổng hợp.

Vinafor rất chú trọng việc nâng cao chất lưọng sản phẩm để đạt chỉ tiêu kỹ thuật quốc tế. Để sản phẩm có tính cạnh tranh cao , Vinafor không ngừng đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến vào mọi hoạt đông sản xuất của các doanh nghiệp.

Sản phẩm mỹ nghệ từ các vật liệu rừng nhiệt đới: Song Mây, Tre, Guột, là mặt hàng truyền thống của Vinafor được thị trường Âu Mỹ và khu vực ưa chuộng.

Trình độ tay nghề khéo léo trong việc kết hợp với các chất liệu trưyền thống như sơn mài, gỗ, đá, sành sứ… đã tạo ra những sản phẩm đạt tính thẩm mỹ cao, đa dạng kiểu dáng, phù hợp cho mọi loại hình nội thất.

Kết hợp với trồng rừng nguyên liệu, Vinafor cũng chú trọng trồng các loại cây khác tạo nguồn để khai thác các đặc sản rừng: Dầu thông, Cánh kiến, Xa nhân, Quế. Hồi… Nhằm mục đích xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác: hoá mỹ phẩm, hoá dựơc, công nghệ sơn phủ, công nghệ điện tử viễn thông…Vinafor có tiềm lực tạo nguồn cây cảnh và chăn nuôi chim thú rừng nhiệt đới.

Thông qua các loại hình du lịch, Vinafor đã phát huy được thế mạnh và tính ưu việt của rừng. Du lịch lâm nghiệp là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Vinafor . Du lịch lâm nghiệp bao gồm:

Du lịch sinh thái

Du lịch văn hoá dân gian Du lịch mạo hiểm

Lữ hành

Kinh doanh khách sạn và dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Định hướng chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w