II. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VINAFOR Trong giai đoạn đầu thực hiện chiến lược kinh doanh 2001 2007,
3. Phân tích nội bộ Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam
3.6. Hoạt động đổi mới doanh nghiệp
Từ năm 2001, Tổng công ty đã chú trọng đến công tác đổi mới doanh nghiệp, sắp xếp lại doanh nghiệp, đã thực hiện Cổ phần hoá thí điểm ở một số đơn vị đã khẳng định được những mặt tích cực của loại hình này. Từ 50 đoen vị thành viên, đến đầu năm 2003, toàn Tổng công ty còn 52 đơn vị thành viên gồm các chi nhánh, xí nghiệp của Tổng công ty, các công ty hạch toán độc lập, các công ty cổ phần vốn góp của Tổng công ty hoạt động dàn trải ở 24 tỉnh thành trong cả nước trên nhiều lĩnh vực hoạt động: trồng rừng, khai thác, chế biến, kinh doanh thương mại và dịch vụ…
Trong năm 2003, quán triệt Nghị quýêt hội nghị lần thứ 3 BCH TW khoá IX và thực hiện quyết định 65 ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty đã triển khai kịp thời công việc thông qua Hội nghị toàn Tổng công ty quán triệt quyết định của Thủ tướng Chính phủ tập huấn về chế độ tài chính, lao động khi chuyển đổi doanh nghiệp cho tất cả các đơn vị thành viên thuộc diện cổ phần hoá và cơ cấu lại tài chính để cổ phần hoá. Các đơn vị chiếm giữ 100% vốn Nhà nước xây dựng đề án đổi mới phát triển doanh nghiệp và Tổng công ty đã trực tiếp làm việc với từng đơn vị để kiểm tra việc xây dựng đề án.
Bước đầu nhìn chung các công ty cổ phần của Tổng công ty đã hoạt động thực sự có hiệu quả , lợi nhuận cao, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đều hơn 2%. Công tác đổi mới doanh nghiệp của Tổng công ty đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đánh giá là đơn vị thực hiện tốt và đúng tiến độ.
Trong năm 2007, Tổng công ty đã hoàn thành việc cổ phần hoá các đơn vị sau: Công ty chế biến ván nhân tạo (LICOLA), xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì, giao 01 đơn vị - công ty chế biến lâm sản Trung văn cho người lao động, chuyển đổi 04 doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo Nghị định 200 của Chính phủ và thông tư số 10 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, gồm công ty lâm nghiệp La Ngà, công ty lâm nghiệp Ba Tơ, công ty Lâm nghiệp Hoà Bình, và công ty lâm nghiệp Đông Bắc. Tổng công ty đã hoàn thành cơ bản kế hoạch theo lộ trình.
Qua thực tiễn, đa số các đơn vị cổ phần hoá đã thực sự hoạt động có hiệu quả thể hiện sự năng động, sử dụng lao động hợp lý và mạnh dạn thay đổi thiết bị và công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, số còn lại vẫn lúng túng chưa thoát khỏi sự hoạt động theo kiểu doanh nghiệp Nhà nước.
Năm 2008, Tổng công ty tiếp tục hoàn thiện Quy chế quản lý đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tiến hành cổ phần hoá Công ty Du lịch Lâm nghiệp và dịch vụ.
Việc quản lý vốn Nhà nước tại các công ty cổ phần và quyết toán vốn lần hai nói chung làm rất tốt phần lớn các đại diện phần vốn ở các công ty cổ phần, Công ty liên doanh chấp hành nghiêm túc quy chế quản lý vốn của Tổng công ty. Tuy nhiên năm 2007, một số đại diện phần vốn do không ý thức đầy đủ, có tư tưởng ly khai, đã đi ngược lợi ích của tập thể, lợi ích của Tổng công ty , cố tình làm trái các quy định của pháp luật, gây bức xúc cho cán bộ công nhân viên, làm rối loạn tình hình. Tập thể lãnh đạo Tổng công ty đã đoàn kết, kịp thời xử lý, giải quyết theo pháp luật.