CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Định hướng chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược (Trang 61 - 66)

Tiêp tục, kiên quyết sắp xếp rút gọn và hoàn thiện bộ máy Văn phòng Tổng công ty theo đề án đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt nhằm nâng cao vai trò quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của đầu não Tổng công ty. Xây dựng hệ thống quản lý ISO để nâng cao hiệu qủa quản lý điều hành của Tổng công ty đối với bản thân văn phòng và các đơn vị thành viên.

Tổng công ty điều hành các loại hình đơn vị thành viên theo hướng gắn kết với nhau bằng vốn, lợi ích, công nghệ, sản phẩm, thị trường, khách hàng. Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề để nhằm giải quyết các vướng mắc, nâng cao tính hiệu qủa trong từng lĩnh vực điều hành của Tổng công ty

Tích cực mở rộng thêm diện tích trồng rừng nguyên liệu tại các công ty Lâm nghịêp bằng các cơ chế trồng rừng thông thoáng trên từng loại đất 01 và 02 và các nơi khác (kể cả việc đầu tư ra nước ngoài) để tạo vùng nguyên liệu cho các nhà máy khác trong tương lai.

Chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực để đầu tư khu công nghiệp chế biến gỗ Tràm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy MDF Long An, MDF Ba Tơ và sớm đưa hai nhà máy trên vào sản xuất , triển khai nghiên cưú phương án khả thi cho dự án nhà máy MDF Sóc Trăng.

Hoàn thiện quy chế khoán khâu kinh doanh tại văn phòng Tổng công ty đẻ tăng cường hiệu quả cao hơn nữa.

Tập trung chỉ đạo có hiệu quả Công ty lâm sản Giáp Bát nhằm hình thành địa điểm chế biến gỗ với công nghệ cao kết hợp nghiện cứu, đào tạo nhân lực và giới thiệu quảng bá sản phẩm của Tổng công ty

Sử dụng và phát huy tối đa các tiềm năng và lợi thế của Tổng công ty nhằm đem lại hiệu qủa cao nhất về nhiều mặt. Đẩy mạnh tiến độ đầu tư xây dựng , cải tạo các công trình như: Trung tâm thương mại Lâm sản tại 127 Lò Đúc, Hà Nội, khai thách có hiệu quả các địa điểm của Tổng công ty tại 69- Võ Thị Sáu và 549- Nguỷễn Tri Phương tại TP Hồ Chí Minh, khách sạn lâm nghiệp Đồ Sơn tại Hải Phòng…

Tích cực và chủ động tham gia thị trường tài chính để huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của từng thành viên trong Tổng công ty, đồng thời nghiên cứu đầu tư vào các ngành nghề của các doanh nghiệp khác để nâng cao hiệu qủa kinh tế.

Đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu xúc tiến thương mại, gắn kết các đơn vị thành viên tham gia sản xuất hàng xuất khẩu thành khối thống nhất nhằm tập hợp khả năng tài chính và các nguồn lực khác để đủ sức áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác.

Đổi mới và có cơ chế phù hợp trong công tác quản lý đối vói các đại diện phần vốn Nhà nước tại các công ty Liên doanh, công ty cổ phần có vốn góp của Tổng công ty nhằm thu lợi nhuận tối đa.

Có cơ chế khuyến khích người lao động phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong công việc và tạo động lực để ngưòi lao động tự nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, luật pháp quốc tế cũng như các định luật trong nước, tiếp thị, … đáp ứng yêu cầu của từng đơn vị trong xu thế hội nhập quốc tế. Chủ động xây dựng kề hoạch đào tạo, đầu tư lại cán bộ và quy hoạch cán bộ đáp ứng nhu cầu trứơc mắt và lâu dài về nguồn nhân lực.

Thường xuyên và kiên quyết thực hiện nghiêm chỉnh luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.

KẾT LUẬN

Chiến lược kinh doanh đã và đang ngày càng chứng minh được vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường với nhiều biến động như hiện nay. Thực tế cho thấy một chủ thể kinh tế muốn tồn tại và phát triển không thể không có những mục tiêu cũng như những đinh hướng hoạt động lâu dài. Trong bối cảnh hiện nay, nhất là trong giai đoạn Việt Nam mới gia nhập WTO, để thể hiện được vị trí của mình trong các tổ chức thế giới thì việc nhận rõ chiến lược kinh doanh của mình là hết sức quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên có thể nhận thấy với việc gia nhập vào sân chơi toàn cầu lớn như vậy, bên cạnh những cơ hội có thể có thì cũng có những thách thức khiến các doanh nghiệp cần quan tâm và nhận thức rõ ràng để không những không đánh mất vị thế của mình mà còn phải phát triển hơn nữa. Một điều tất yếu là trước điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt thì công tác xây dựng các chỉ tiêu chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Những chỉ tiêu được xây dựng chỉ mang tính định hướng, không sâu sát và chưa hợp với thực tiễn.

Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam là một Tổng công ty đa sở hữu, đa lợi ích. Trong những năm qua, Tổng công ty đã đạt được những thành tựu lớn trên lĩnh vực chế biến và xuất khẩu hàng lâm sản đặc biệt là gỗ. Tuy nhiên, Tổng công ty còn tồn tại nhiều hạn chế trong việc xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu chiến lược kinh doanh giai đoạn 2001- 2007. Hiện nay Tổng công ty vẫn chưa có phương pháp khoa học nào khi đề ra các chiến lược kinh doanh. Do đó việc thay đổi phương pháp nghiên cứu khi đề ra chiến lược kinh doanh là rất cần thiết và phương pháp nghiệp cứu khi đề ra chiên lược kinh doanh cần khoa học hơn. Tổng công ty cần chú

trọng hơn nữa công tác xây dựng và chỉ đạo chiến lược kinh doanh của Tổng công ty bằng biện pháp cụ thể.

Trong phạm vi một bài viết chuyên đề thực tập, em chỉ đề xuất áp dụng phương pháp xây dựng chiên lược kinh doanh và một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thành các chỉ tiêu chiến lược đã đề ra. Từ đó đưa Tổng công ty sớm trở thành đơn vị vững mạnh trong ngành lâm nghiệp. Do có nhiều hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp của thầy cô cũng như các chú, các anh chị trong phòng Tổ chức và lao động Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Hà đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài viết chuyên đề này.

Em xin chân thành cảm ơn !

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình “Chiến lược và sách lược kinh doanh” – Garry D. Smith, Danny R. Arrold, Boby R. Bizzel- nhà xuất bản Thống kê

2. Giáo trình “ Triển khai chiến lược kinh doanh” – DAVIDA. AAKER- nhà xuất bản trẻ.

3. Giáo trình “ Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp”- nhà xuất bản Lao động.

4. Tạp chí Nông Lâm số 6, 8,9,12/ 2007

5. Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007 và kế hoạch năm 2008.

6. Định hướng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2008- 2015. Các website của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Na

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Định hướng chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược (Trang 61 - 66)