PHÂN TÍCH SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 55 - 57)

1 4 NHIỆM VỤ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

3.2 PHÂN TÍCH SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

3.2.1 Tài sản cố định và yêu cầu phân tích

TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật của các đơn vị, doanh nghiệp, nó phản ánh năng lực hiện có về truyền đưa tin tức đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của nền kinh tế và của nhân dân. Nó cũng thể hiện trình độ tiến bộ khoa học công nghệ của doanh nghiệp, đồng thời đây cũng làđiều kiện quan trọng và cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ hoạt động kinh doanh, tăng năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm dịch vụ..

Khi phân tích sử dụng TSCĐ cần chú ý tính đặc thù vốn có, đó là

- TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số giá trị tài sản của các đơn vị và doanh nghiệp. - Khấu hao TSCĐ nhanh hơn so với các ngành khác

- TSCĐ đa dạng về chủng loại và do nhiều nước chế tạo. Yêu cầu phân tích

- Đánh giáđược tình hình biến động TSCĐ về quy mô, kết cấu và tình trạng kỹ thuật. - Phân tích tình hình trang bị TSCĐ tức làđánh giáđược mức độ đảm bảo TSCĐ. Trên cơ

sở đó đề ra kế hoạch trang bị thêm TSCĐ nhằm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng

sản phẩm dịch vụ, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm dịch vụ.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ, các nhân tố và mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả. Trên cơ

sở đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ cho các đơn vị, doanh

nghiệp.

3.2.2 Phân tích biến động tài sản cố định

TSCĐ của các đơn vị, doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, mỗi loại lại có vai trò và vị trí khác nhau đối với quá trình hoạt động kinh doanh. Các TSCĐ thường xuyên biến động về quy mô, kết cấu và tình trạng kỹ thuật.

1. Phân tích biến động v quy mô TSCĐ

Để phân tích tình hình tăng, giảm vàđổi mới TSCĐ, cần phải tính và phân tích các chỉ tiêu: - Hệ số tăng TSCĐ: Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ

Hệ số tăng TSCĐ =

Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ bao gồm cả những TSCĐ cũ thuộc nơi khác điều chuyển đến. - Hệ số giảm TSCĐ

Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ

Hệ số giảm TSCĐ =

Giá trị TSCĐ có bình quân trong kỳ

Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ bao gồm những TSCĐ hết thời hạn sử dụng đã thanh lý hoặc chưa hết hạn sử dụng được điều chuyển đi nơi khác không bao gồm phần khấu hao.

- Hệ số đổi mới TSCĐ

Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ

Hệ số đổi mới TSCĐ =

Giá trị TSCĐ có bình quân trong kỳ

- Hệ số loại bỏ TSCĐ

Giá trị TSCĐ lạc hậu, cũ giảm trong kỳ

Hệ số loại bỏ TSCĐ =

Giá trị TSCĐ có bình quân trong kỳ

Hai hệ số tăng và giảm TSCĐ phản ánh chung mức độ tăng, giảm thuần tuý về quy mô TSCĐ. Còn hai hệ số đổi mới và loại bỏ TSCĐ, ngoài việc phản ánh tăng, giảm thuần tuý về

TSCĐ, còn phản ánh trình độ tiến bộ kỹ thuật, tình hình đổi mới trang thiết bị, máy móc của đơn vị, doanh nghiệp. Khi phân tích, có thể so sánh các hệ số trên giữa cuối kỳ và đầu kỳ, hoặc giữa thực tế và kế hoạch để thấy được phương hướng đầu tư, đổi mới TSCĐ của đơn vị, doanh nghiệp.

2. Phân tích biến động vkết cu TSCĐ

Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng của từng loại, từng bộ phận TSCĐ chiếm trong toàn bộ TSCĐ xét về mặt giá trị. Phân tích kết cấu TSCĐ là xem xét, đánh giá tính hợp lý về sự biến động tỷ trọng của từng loại, từng bộ phận TSCĐ. Trên cơ sở đó, xây dựng đầu tư TSCĐ theo một cơ cấu hợp lý, nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng của chúng. Cơ cấu TSCĐ phụ thuộc vào đặc điểm về

kinh tế kỹ thuật của từng đơn vị, doanh nghiệp.

3. Phân tích hin trng TSCĐ

Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần và đến một lúc nào đó sẽ không còn sử

dụng được nữa. Ngoài ra quá trình hao mòn diễn ra đồng thời với quá trình hoạt động kinh doanh. Nghĩa là hoạt động kinh doanh càng khẩn trương thì trình độ hao mòn càng nhanh. Phân tích hiện trạng TSCĐ nhằm đánh giáđúng mức TSCĐ của đơn vị, doanh nghiệp đang sử dụng còn mới hay cũ hoặc mới, cũ ở mức nào, trên cơ sở đó có biện pháp đúng đắn để tái sản xuất TSCĐ.

Chỉ tiêu phân tích:

Tổng mức khấu hao TSCĐ

Hệ số hao mòn TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ

Nếu chỉ tiêu này càng gần tới 1, chứng tỏ TSCĐ càng cũ vàđơn vị phải chú trọng đến việc

đổi mới và hiện đại hoá TSCĐ.

Nếu chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu, chứng tỏ TSCĐ càng được đổi mới.

3.2.3 Phân tích tình hình trang bị TSCĐ

năng suất lao động, tăng sản lượng sản phẩm dịch vụ, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm dịch vụ.

Chỉ tiêu phân tích:

- Nguyên giá TSCĐ bình quân tính cho một lao động Nguyên giá TSCĐ

=

Số lao động

Chỉ tiêu này phản ánh chung trình độ trang bị TSCĐ cho một người lao động. Chỉ tiêu này càng tăng, chứng tỏ trình độ cơ giới hoá của đơn vị, doanh nghiệp càng cao.

- Nguyên giá máy móc thiết bị bình quân tính cho một lao động Nguyên giá máy móc, thiết bị

=

Số lao động

Chỉ tiêu này phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật cho một lao động. Chỉ tiêu này càng tăng, chứng tỏ trình độ trang bị kỹ thuật càng cao. Xu hướng chung là nguyên giá máy móc, thiết bị

bình quân cho một lao động tăng với tốc độ tăng nhanh hơn nguyên giá TSCĐ bình quân cho một

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)