1 4 NHIỆM VỤ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
5.2. PHÂN TÍCH CHUNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đánh giá, phân tích hiệu kinh doanh là đòi hỏi bức thiết đối với các bộ phận cũng như
doanh nghiệp nhằm khai thác tiềm năng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở
phân tích, đánh giá, tăng cường tích luỹ để đầu tư tái kinh doanh cả chiều sâu lẫn chiều rộng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Để phân tích, đánh giá chính xác và có cơ sở khoa học, cần phải xây dựng hệ thống chỉ
tiêu phù hợp bao gồm chỉ tiêu tổng hợp, chỉ tiêu chi tiết và vận dụng phương pháp thích hợp. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp được hiểu là một đại lượng so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Theo nghĩa rộng hơn, nó làđại lượng so sánh giữa chi phíđầu vào và kết quả đầu ra.
Chi phí đầu vào bao gồm lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động và vốn kinh doanh (vốn cố định và vốn lưu động) còn kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như khối lượng sản phẩm (tính bằng hiện vật và giá trị) và lợi nhuận ròng.
Chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp có thể được tính theo 2 cách.
- Tính theo dạng hiệu số: Với cách này hiệu quả kinh doanh được tính bằng cách lấy kết quả đầu ra trừ đi toàn bộ chi phíđầu vào.
Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra - Chi phíđầu vào
Cách tính này đơn giản, thuận lợi, nhưng không phản ánh hết chất lượng kinh doanh cũng như tiềm năng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra nếu theo cách tính này không thể so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp, không thấy được tiết kiệm hay lãng phí lao động xã hội.
- Cách tính theo dạng phân số:
Kết quả đầu ra Hiệu quả kinh doanh =
Cách tính này đã khắc phục được những tồn tại khi tính theo dạng hiệu số. Nóđã tạo điều kiện nghiên cứu hiệu qủa kinh doanh một cách toàn diện.
Hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ với tất cả các yếu tố của quá trình kinh doanh (lao
động, tư liệu lao động vàđối tượng lao động) vì vậy chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. Chính vì vậy khi phân tích, đánh giá ngoài chỉ
tiêu tổng hợp còn phải sử dụng hệ thống chỉ tiêu chi tiết. Các chỉ tiêu chi tiết bao gồm:
a) Sức xản xuất các yếu tố cơ bản tức là một lao động (1đồng chi phí tiền lương), 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ, 1 đồng chi phí vật tư làm ra bao nhiêu doanh thu (sản lượng sản phẩm )
Doanh thu Sức sản xuất các yếu tố cơ bản =
Các yếu tố cơ bản
Sức sản xuất các yếu tố cơ bản tăng chứng tỏ hiệu quả kinh doanh được nâng cao.
b) Suất hao phí các yéu tố cơ bản.
Để làm ra một đơn vị sản lượng sản phẩm cần bao nhiêu đơn vị các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh. Chỉ tiêu này là nghịch đảo của sức sản xuất các yếu tố cơ bản. Suất hao phí các yếu tố cơ bản càng giảm thì hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả.
Các yếu tố cơ bản Suất hao phí các yếu tố cơ bản =
Doanh thu
c) Sức sản xuất các yếu tố cơ bản mới tăng thêm.
Chỉ tiêu này cho biết 1 lao động (1 đồng chi phí tiền lương); 1 đồng nguyên giá TSCĐ; 1
đồng chi phí vật tư tăng thêm trong kỳ làm ra bao nhiêu sản lượng sản phẩm. Doanh thu tăng thêm Sức sản xuất các yếu tố cơ bản =
mới tăng thêm Các yếu tố cơ bản mới tăng thêm
d) Suất hao phí các yếu tố cơ bản mới tăng thêm.
Chỉ tiêu này cho biết để cóđược 1 đơn vị sản lượng sản phẩm tăng thêm thì cần tăng thêm bao nhiêu lao động (chi phí tiền lương ) nguyên giá bình quân TSCĐ, chi phí vật tư.
Các yếu tố cơ bản mới tăng thêm Suất hao phí các yếu tố cơ bản =
mới tăng thêm Doanh thu tăng thêm
e) Sức sinh lợi các yếu tố cơ bản.
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ 1 lao động (1 đồng chi phí tiền lương); 1 đồng nguyên giá TSCĐ; 1 đồng chi phí vật tư làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
Lợi nhuận Sức sinh lợi các yếu tố cơ bản =
g/ Sức sinh lợi của các yếu tố cơ bản mới tăng thêm
Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị các yếu tố cơ bản tăng thêm mang lại bao nhiêu lợi nhuận. Lợi nhuận tăng thêm
Sức sinh lợi các yếu tố cơ bản =
tăng thêm Các yếu tố cơ bản tăng thêm