Quản trị nghiệp vụ tạo nguồn và mua hàng của doanh nghiệp thương mạ

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ thương mại - chương 4 (Trang 51 - 56)

nghiệp thương mại

Quản trị nghiệp vụ tạo nguồn hàng là quá trình hoạch định, tổ chức nghiên cứu nguồn hàng nhằm phát triển nguồn hàng

phù hợp với nhu cầu của khách hàng của doanh nghiệp thương mại.

Quản trị nghiệp vụ tạo nguồn hàng ở doanh nghiệp thương mại có các nội dung chủ yếu sau đây :

a)Hoạch định chiến lược và kế hoạch tạo nguồn và mua hàng của doanh nghiệp thương mại

Doanh nghiệp thương mại muốn có nguồn hàng ổn định, lâu dài, phù hợp với yêu cầu của khách hàng cần phải xây dựng

chiến lược nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại, cũng như các kế hoạch tạo nguồn và mua hàng của doanh nghiệp thương mại hàng năm tiên tiến, khả thi nhằm tổ chức tốt công tác tạo nguồn và mua hàng.

b) Tổ chức tốt hệ thống thông tin về nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại

Thông tin về nguồn hàng, đặc biệt là những nguồn hàng chính, những mặt hàng quan trọng thiết yếu đối với doanh nghiệp thương mại và những mặt hàng có giá trị cao mà của những đối tác chủ yếu là vấn đề hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp thương mại.

Doanh nghiệp thương mại cần tổ chức tốt hệ thống thông tin từ các đơn vị nguồn hàng, nơi giao nhận hàng … về doanh nghiệp thương mại bằng cách cử đại diện ở các nơi, hợp tác, chọn lọc các cộng tác viên, hoặc bằng các quan hệ thường xuyên với các đơn vị nguồn hàng … để chuẩn bị trước nguồn hàng đáp ứng cho mọi nhu cầu của khách hàng không bị đứt đoạn.

c) Tổ chức tốt hoạt động tạo nguồn và mua hàng ở doanh nghiệp thương mại.

Trước hết, bộ máy cán bộ công nhân viên làm công tác tạo

nguồn và mua hàng phải có tính chuyên nghiệp cao, cả về trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ, bản lĩnh kinh doanh, nhanh nhậy, trung thành với doanh nghiệp thương mại

Thứ hai, xác định mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu đối

với mỗi một bộ phận, đối với mỗi nhóm mặt hàng (hoặc mặt hàng) rõ ràng trên cơ sở xây dựng các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, định mức … để mỗi người, nhóm tổ chức phối hợp chủ động, tích cực thực hiện chức năng nhiệm vụ đã được phân công.

Thứ ba, áp dụng các biện pháp kinh tế trong hoạt động khai

Để khuyến khích kịp thời hoạt động tạo nguồn hàng và mua hàng đúng theo yêu cầu về chất lượng, số lượng, giá cả, thời gian, địa điểm giao nhận… doanh nghiệp thương mại cần áp dụng các biện pháp kinh tế (thưởng, phạt) để khuyến khích bộ phận tạo nguồn và mua hàng bằng các phương pháp như : khoán theo doanh thu số mua hàng; khai thác được nguồn hàng mới, có nhiều triển vọng; mua hàng về bán được nhanh không có hàng ứ đọng, kém mất phẩm chất, hàng thứ phẩm, hàng

giả… phân bố lợi nhuận hợp lý giữa các đơn vị nguồn hàng và doanh nghiệp thương mại, các biện pháp kích thích cá nhân, tổ nhóm thu mua hàng như mua được nhiều, nhanh, giá cả phải chăng, hàng có chất lượng tốt, chi phí mua hàng giảm, mất mát, hao hụt, nhầm lẫn thấp,…

d) Quyết định hợp tác tạo nguồn, mua hàng, cũng như kiểm tra, theo dõi, đánh giá hoạt động tạo nguồn thuộc trách nhiệm của

Ban lãnh đạo doanh nghiệp thương mại và bộ phận quản trị mua hàng của doanh nghiệp thương mại. Vì vậy, hoạt động này cũng cần phải tuân thủ các nội dung chung của quản trị

kinh doanh như các hoạt động nghiệp vụ khác như quản trị bán hàng, quản trị tài chính, … ở doanh nghiệp thương mại.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ thương mại - chương 4 (Trang 51 - 56)