Cửa van giàn quay

Một phần của tài liệu SỔ TAY KỸ THUẬT THỦY LỢI - PHẦN 2 CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - TẬP 4 doc (Trang 100 - 102)

- Cửa quạt có phao và trục quay ở thượng lưu Cửa quạt tác động bằng cơ giới thủy lực.

3.8.Cửa van giàn quay

c) Vị trí III (hình 3-

3.8.Cửa van giàn quay

Cửa van giàn quay được dùng trong điều kiện để chắn các sông vùng trung du có thể rộng đến 200 m. Trong mùa mưa tháo cửa van để xả lũ, trong mùa kiệt thì lắp của van để dâng nước. Loại cửa van giàn quay như là một đập lắp ghép nên có thể tham khảo để thiết kế đập thời vụ.

Hình 3-46. Kết cấu cửa van giàn quay

1- thanh trước; 2- thanh sau; 3- thanh giằng ngang và trung gian; 4- thanh xiên; 5- thanh dầm đáy; 6- thanh trên; 7- trục quay; 8- tấm ngăn. 5- thanh dầm đáy; 6- thanh trên; 7- trục quay; 8- tấm ngăn.

Chương 3 - cửa van phẳng 101 101 Cửa van gồm có nhiều giàn quay, quay chung quanh các trục nằm ngang, cầu

công tác có thế tháo dỡ tựa trên các giàn thẳng đứng, và các bản chắn tựa lên các giàn hoặc những thanh đứng thì đầu dưới tựa lên ngưỡng đập và đầu trên tựa lên cầu công tác. Nhờ thế mà áp lực của nước tác dụng lên cửa van sẽ truyền lên hộ đế. Để mở cửa van hoàn toàn trước tiên người ta hạ các bản chắn hay những thanh đứng xuống, sau đó người ta tháo các đoạn cầu, rồi tiếp theo xếp các giàn cùng các đoạn cầu lên trên hộ đế bằng cách nối chúng lại bằng dây xích và dùng các tời đặt ở trên các tường biên mỏng. Trong tường biên dày phía đối diện có một hầm để đặt khung ngoài cùng. Việc đóng cửa làm theo trình tự ngược lại.

Để điều tiết mực nước người ta tháo bớt số thanh đứng hay bản chắn cần thiết, nếu thanh đứng và bản chắn nặng quá người ta dùng cần trục đi lại trên cầu công tác. Việc chuyên chở thanh đứng hay bản chắn được tiến hành nhờ các xe riêng.

Thanh đứng: được dùng với cửa có chiều cao (4 á 5 m), nó là những thanh gỗ tiết diện hình chữ nhật đặt hơi nghiêng so với trục thẳng đứng (4:1 á 8:1) (khi chiều dài lớn thì dùng thép rỗng) và đặt cái này thật sát vào cái kia. Như thế độ kín khít cần thiết không phải lúc nào cũng đạt được, nên trong một vài trường hợp các thanh đứng được bọc bằng một lớp vải sơn hắc ín. Khi chiều rộng của thanh đứng từ 7– 10 cm và cao từ

3 – 3,5m thì còn có thể điều khiển bằng tay, khi kích thước lớn hơn thì phải dùng đòn bẩy hay cần trục di động để nâng các thanh.

Bản chắn: cho phép điều tiết mức nước chính xác hơn thanh đứng. Các bản chắn gồm từ 3 á 5 tấm ván, được ghép khít vào nhau, hoặc ghép bằng mộng. ở mặt trên các tấm ván có sẵn những mảnh thép uốn cong lên trên, làm thành một cái vòng để có thể móc bản chắn lên.

Việc chống thấm ở khe của bản chắn được thực hiện bằng cách ép các bản chắn đó vào ngăn tựa chân trước của giàn. Thiết bị chống thấm giữa các bản chắn được đảm bảo bằng cách tựa trực tiếp. Chiều cao của bản chắn thường lấy 0,7 á 1 m, chiều rộng lấy tương ứng với nhịp giữa các giàn.

Giàn quay: có dạng hình thang gồm có chân trước và chân sau, các thanh chống ngang, các thanh chéo, ngoài ra còn có các trục quay và ổ bi. Các giàn đặt cách nhau một đoạn (1,25 á 1,5 m) khi dùng bản chắn, hoặc có thể đến 6 m khi dùng thanh đứng); chiều cao của giàn có thể là 8 á 9 m. Chiều rộng của giàn: Phía trên lấy tương ứng với chiều rộng cầu công tác. Chiều rộng này lấy tùy theo điều kiện điều khiển thanh đứng hay bản chắn - khi điều khiển bằng tay thì chiều rộng đủ dùng là 1m, khi có cần trục thì cầu rộng 1,5 á 2,5 m. Chiều rộng của chân giàn lấy tùy theo chiều cao h của dầm và thường ở trong phạm vi (0,6 á 0,7)h. Theo chiều cao, giàn chia ra làm 2 á 4 tầng, thường là 3. Chân trước của giàn khi dùng thanh đứng gần như thẳng đứng, còn khi dùng bản chắn thì nghiêng với độ dốc 7:1 á 10:1.

Thanh chéo: có hướng nghiêng lên (thanh bị kéo) hay nghiêng xuống (thanh bị nén). Dùng thanh chéo chịu nén sẽ giảm nhẹ bớt kết cấu và thép dùng sẽ hợp lý hơn, đồng thời thanh chéo chịu nén làm cho giàn cứng hơn, vì thế nó được dùng trong các

giàn cao trong điều kiện phù sa rất nhiều ở nơi đặt giàn, và còn dùng khi cửa bị băng đóng trong trường hợp cửa van làm việc vào mùa đông.

Giàn quay khi làm việc sẽ chịu tác dụng của các lực tác dụng sau: a) áp lực nước;

b) Trọng lượng bản thân;

c) Tải trọng của cầu, các cần trục xe goòng và người ở trên cầu;

d) Lực kéo khi nâng bản chắn. Khi nâng cửa van lên, cửa van sẽ chịu trọng lượng bản thân, trọng lượng phù sa đè lên nó lúc mới bắt đầu nâng và lực kéo của tời.

Trọng lượng của giàn quay (với khoảng cách giữa các giàn là 1,5 m) có bản chắn, gồm cả trọng lượng cầu, cần trục để nâng và goòng để chở bản chắn, khi tính toán sơ bộ có thể lấy (tính cho mét dài của đập):

Với chiều cao cửa h =3 m:

Trọng lượng kim loại 0,55 tấn

Trọng lượng gỗ 0,15 tấn

Với chiều cao cửa h = 5 m:

Trọng lượng kim loại 0,9tấn

Trọng lượng gỗ 0,3tấn

Với chiều cao cửa h =7 m:

Trọng lượng kim loại 1,4 tấn

Trọng lượng gỗ 0,45 tấn

Một phần của tài liệu SỔ TAY KỸ THUẬT THỦY LỢI - PHẦN 2 CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - TẬP 4 doc (Trang 100 - 102)