(1) Đặc điểm:
+ Cửa van phẳng loại này có tấm trượt cố định vào dầm biên. Tấm trượt nhận toàn bộ áp lực ngang của nước tác dụng lên cửa để truyền vào khe cửa; vì vậy khi nâng hạ cần khắc phục lực ma sát trượt.
Cấu tạo tấm trượt có thể là một tấm liên tục hoặc nhiều đoạn tấm cố định trên dầm biên. Để giảm nhẹ ma sát lăn người ta có thể làm cơ cấu nhíp trượt (mặt trượt cong).
+ Vật liệu tấm trượt: đối với cửa nhỏ thường là đồng БpAЖ 9-4 hoặc thép không gỉ 2X13, 1X18H9T; nhiều trường hợp dùng thép thường bên ngoài bọc một lớp mạ không gỉ. Đối với cửa chịu áp lực nước lớn dùng gỗ ép ký hiệu ДCΠ-БГГ chịu tải trọng phân bố từ 500á3000 kG/cm2.
+ Trị số hệ số ma sát trượt của tấm
trượt và gioăng chắn nước cho ở bảng 3-1. Hình 3-7. Sơ đồ bố trí tấm trượt
(2) Tính lực nâng hạ: - Lực nâng: 1 2 d T K .G K .= + W.f P+ ; (3-6) Trong đó: K1= 1,1; K2= 1,2;
W - tổng áp lực nước tác dụng vào cửa;
f - trị số hệ số ma sát trượt;
Pd - lực hút, xem công thức (3-2); G - trọng lượng bản thân của cửa. - Lực hạ:
'
Nếu T’ > 0 cửa tự hạ.
T’< 0 cửa không tự hạ xuống được phải ấn xuống bằng cơ cấu máy.
(3) Phạm vi sử dụng:
Cửa trượt là hình thức cửa đơn giản nhất trong các loại cửa. Kết cấu gọn, khe cửa nhỏ có lợi khi bố trí công trình vì vậy cửa trượt được áp dụng nhiều ở các công trình trên kênh.
Bảng 3-1. Hệ số ma sát f
Trị số f Loại Vật liệu ma sát và điều kiện công tác
Lớn nhất Bé nhất
1. Thép với thép (trạng thái khô ráo) 0,5~0,6 0,15
2. Thép với gang đúc (trạng thái khô ráo) 0,35 0,16
3. Gỗ với thép (trong nước trong) 0,65 0,3