CHỨC NĂNG NỘI TIẾT CỦA THẬN THĂM DÒ CHỨC NĂNG THẬN

Một phần của tài liệu Sinh lý học y khoa tập 1 (Trang 83 - 85)

D. HPO4 E HCO3 và H +

CHỨC NĂNG NỘI TIẾT CỦA THẬN THĂM DÒ CHỨC NĂNG THẬN

CHỨC NĂNG THẬN

MỤC TIÊU:

1. Phân tích được chức năng nội tiết của thận: hệ renin - angiotensin với chức năng điều hòa huyết áp; hệ erythropoietin với chức năng kích thích sản sinh hồng cầu; hệ 1,25 - dihydroxycholecalciferol với sự chuyển hóa canxi và phosphat của cơ thể.

2. Mô tả được phương pháp thăm dò chức năng thận bằng độ thanh thải: thăm dò chức năng lọc của cầu thận, thăm dò chức năng tái hấp thu và bài tiết ống thận, CH2O tự do.

3. Phân loại được các chất lợi niệu và cơ chế tác dụng. 4. Giải thích được phương pháp dùng thận nhân tạo.

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Câu nào sau đây đúng với renin?

A. Renin được bài tiết bởi tế bào cầu thận.

B. Sự bài tiết của renin dẫn tới mất Na+ và nước từ huyết tương.

C. Tăng huyết áp động mạch thận gây kích thích sự bài tiết renin.

D. Renin biến đổi angiotensinogen thành angiotensin I.

E. Renin biến đổi angiotensin I thành angiotensin II.

2. Sự giải phóng renin từ phức hợp cạnh cầu thận bị ức chế bởi yếu tố nào sau đây?

A. Kích thích thần kinh giao cảm.

B. Prostaglandin.

C. Nồng độ Na+ máu giảm.

D. Kích thích macula densa.

E. Tăng áp suất trong tiểu động mạch vào.

3. Angiotensin II có các tác dụng sau đây, NGOẠI TRỪ:

A. Gây co tiểu động mạch ngoại biên, gây tăng huyết áp tâm thu và tâm trương

B. Kích thích lớp cầu vỏ thượng thận bài tiết aldosteron.

C. Gây bài tiết acetylcholin làm tăng dẫn truyền qua xináp.

D. Gây bài hết ADH.

E. Gây co tiểu động mạch ra của thận.

4. Angiotensin II có các tác dụng sau đây trên thận, NGOẠI TRỪ:

A. Gây co tiểu động mạch ra và co nhẹ tiểu động mạch vào.

B. Co tiểu động mạch ra, làm thay đổi mức lọc cầu thận.

C. Co tiểu động mạch ra, làm giảm sự bài xuất dịch.

D. Làm giảm sự bài xuất các sản phẩm chuyển hóa.

E. Tác dụng đặc hiệu của angiotensin II trên thận là giữ muối và nước cho cơ thể 5. Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với sự sinh hồng cầu?

A. Sự thiếu máu và thiếu oxy gây kích thích tế bào cạnh cầu thận.

B. Phức hợp cạnh cầu thận bị kích thích sẽ bài tiết erythrogenin.

C. Erythrogenin hoạt động như là một enzym, nó cắt một gobulin huyết tương thành erythropoietin.

D. Erythropoietin kích thích tế bào gốc của tủy xương chuyển thành tiền nguyên hồng cầu.

E. Thiếu máu và thiếu oxy cũng trực tiếp kích thích tủy xương sinh hồng cầu. 6. Tiêu chuẩn nào sau đây của một chất dùng để đo mức lọc cầu thận là SAI?

A. Lọc hoàn toàn qua cầu thận.

B. Không được tái hấp thu bởi ống thận.

C. Được bài tiết bởi ống thận.

D. Không được dự trữ trong cơ thể.

E. Không gắn protein.

7. Một chất được lọc tự do, mà clearance lại nhỏ hơn clearance của inulin là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Có sự tái hấp thu chất đó trong ống thận.

B. Có sự bài tiết chất đó trong ống thận.

C. Chất đó không được bài tiết cũng không được tái hấp thu trong ống thận.

D. Chất đó gắn với protein trong ống thận.

E. Chất đó được bài tiết trong ống gần nhiều hơn trong ống xa. 8. Thông số nào sau đây KHÔNG đo được bằng clearance?

A. Mức lọc cầu thận.

B. Dòng huyết tương có hiệu quả của thận.

C. Dòng máu thận.

D. Dòng huyết tương tủy thận.

E. Dòng nước tiểu bài xuất.

9. Tiêu chuẩn nào sau đây của một chất dùng để đo chức năng bài tiết của ống thận là SAI?

A. Lọc hoàn toàn qua cầu thận.

B. Được bài tiết hoàn toàn bởi ống.

C. Được tái hấp 'thu bởi ống.

D. Không chuyển hóa trong cơ thể.

E. Không độc đối với cơ thể.

10. Nếu một chất có trong động mạch thận, nhưng không có trong tĩnh mạch thận, đó là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Clearance của nó bằng với mức lọc cầu thận.

B. Nó phải được bài tiết bởi ống thận.

C. Nồng độ nước tiểu của nó phải cao hơn nồng độ huyết tương.

D. Clearance của nó bằng dòng huyết tương thận.

Một phần của tài liệu Sinh lý học y khoa tập 1 (Trang 83 - 85)