Nguồn nhân lực cho việc triển khai Chính phủ điện tử

Một phần của tài liệu Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 70 - 100)

I. Đánh giá về các tiền đề cho việc xây dựng Chính

2. Nguồn nhân lực cho việc triển khai Chính phủ điện tử

Để triển khai Chính phủ điện tử, việc cần thiết nhất là phải có một nguồn nhân lực dồi dào. Nguồn nhân lực ở đây đợc hiểu là đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin viễn thông, đội ngũ cán bộ quản lý có nhận thức đầy đủ về công nghệ thông tin cũng nh Chính phủ điện tử. Nguồn nhân lực mạnh mẽ là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công của chiến lợc xây dựng Chính phủ điện tử.

Đầu tiên là nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông. Cho tới năm 1980, lực lợng làm công nghệ thông tin (CNTT) ở nớc ta chủ yếu là các cán bộ thuộc các ngành toán, lý chuyển sang. Hiện nay trên phạm vi toàn quốc ớc tính có khoảng 20.000 cán bộ đang hoạt động trong lĩnh vực CNTT, trong đó có khoảng 2.000 ngời chuyên làm về phần mềm tin học. Ngoài ra, có khoảng 50.000 ngời Việt Nam ở nớc ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực CNTT.

Từ năm 1980, một số trờng đại học đã bắt đầu có khoa tin học và cho tới nay hầu hết tất cả các trờng đại học đều có khoa tin học và tất cả các sinh viên đều đợc đào tạo tin học đại cơng. Bảy trờng lớn ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một vài tỉnh miền Trung đã đợc Nhà nớc hỗ trợ đầu t cho các khoa CNTT với mục tiêu đào tạo 2000 cử nhân và kỹ s tin học mỗi năm. Cho tới nay, trung bình mỗi năm có khoảng 3.500 ngời đợc đào tạo cơ bản về tin học. Tuy nhiên, nếu tính bình quân đầu ngời so với Singapore thì nớc ta còn kém khoảng 50 lần. Hiện nay, chúng ta vẫn đang thiếu nhân lực về

chức và doanh nghiệp. (Nguồn: Thơng mại điện tử - Học viện hành chính quốc gia - NXB Lao động 2003)

Còn về đội ngũ cán bộ quản lý các dự án tin học hoá quản lý hành chính nhà nớc, mặc dù đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tin học hoá này nhng đa số các cán bộ không có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về nó. Một dự án tốt mà những nhà lãnh đạo chủ chốt lại không có nhận thức đầy đủ về bản chất của vấn đề thì không bao giờ có thể thành công đợc.

3. Nhận thức của ngời dân và khả năng tiếp cận các dịch vụ điện tử của Chính phủ

Có thể nói nhận thức của ngời dân Việt nam về Chính phủ điện tử điện tử rất kém. Hầu nh mọi ngời đều không biết Chính phủ điện tử là gì, kể cả những sinh viên đại học chuyên ngành công nghệ thông tin hay kinh tế, chứ không nói gì đến những ngời dân bình thờng, kể cả ngời dân ở các thành phố lớn đến những ngời dân ở nông thôn. Từ tình trạng sử dụng dịch vụ Internet ta có thể thấy, mặc dù tỷ lệ ngời dân sử dụng Internet đã tăng lên, nhng vẫn còn rất thấp so với các nớc khác. Do vậy khả năng tiếp cận các dịch vụ công của Chính phủ là rất thấp. Đối tợng sử dụng chủ yếu là các doanh nghiệp, nhng vẫn không phải tất cả các doanh nghiệp Việt nam đều sử dụng đợc các loại dịch vụ của Chính phủ điện tử. Còn ngời dân thì chỉ có một số ít sử dụng, đó là những ngời đã quen thuộc với Internet. Nh vậy, muốn tăng khả năng sử dụng các dịch vụ công của Chính phủ điện tử, điều cần thiết trớc mắt là phải nâng cao nhận thức của ngời dân về vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống.

Hiện nay nhiều nhà lãnh đạo cha thấy hết đợc giá trị của công nghệ thông tin trong công tác quản lý. Nhận thức của đại bộ phận cán bộ công chức còn kém, cha thấy sức mạnh và cha biết khai thác công nghệ thông tin.

4. Cơ sở pháp lý

UBND và các bộ, ngành; quyết định số 136/QĐ-TTg ngày 5/3/1997 về việc thành lập ban điều phối quốc gia mạng Internet , là những cơ sở pháp lý…

ban đầu cho việc phát triển hạ tầng cơ sở thông tin ở Việt Nam và tạo điều kiện cho thơng mại điện tử, Chính phủ điện tử bớc đầu phát triển tại Việt Nam.

Pháp luật Việt Nam đã thừa nhận việc sử dụng các dữ liệu thông tin trên vật mang tin nh đĩa từ, băng từ hay các loại thẻ thanh toán để làm chứng từ thanh toán và để thanh toán tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng (theo quyết định số 196/QĐ-TTg ngày 1/4/1997 của TTCP).

Chính phủ Việt nam cũng cần tạo ra một khung pháp lý cho sự ra đời của thơng mại điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của Chính phủ điện tử. Chính vì vậy, căn cứ Nghị quyết số 12/2002/QH11 về Chơng trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ năm 2002-2007 và Chỉ thị của Thủ tớng Chính phủ về việc giao Bộ Thơng mại làm đầu mối xây dựng Pháp lệnh Thơng mại điện tử, tháng 3/2002 Bộ Thơng mại đã ra quyết định thành lập Ban soạn thảo Dự án Pháp lệnh Thơng mại điện tử, từ đó từng bớc hoàn chỉnh để trình quốc hội phê duyệt văn bản pháp lý quan trọng này. Cho tới nay, dự thảo lần thứ 6 của Pháp lệnh Thơng mại điện tử đã đợc hoàn thành và đợc Bộ Thơng mại trình lên Chính phủ. Theo dự kiến, Chính phủ sẽ chính thức phê duyệt và ban hành Pháp lệnh này vào quý I năm 2004.

Cho đến nay, Chính phủ Việt nam đã soạn thảo hai đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nớc nhằm tạo tiền đề cho sự ra đời của Chính phủ điện tử. Đầu tiên, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 49/CP về ứng dụng công nghệ thông tin ở Việt nam giai đoạn 1996 - 2000, trong đó đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nớc là một phần quan trọng trong Chơng trình quốc gia về công nghệ thông tin. Tuy nhiên, đề án này không đợc thực hiện một cách suôn sẻ, hay nói đúng hơn là "đang khởi động thì ngừng lại". Chơng trình quốc gia về công nghệ thông tin chỉ tồn tại có hai năm rỡi, thời gian còn lại chỉ để sắp xếp về tổ chức và triển khai thử nghiệm một số dự án để rút kinh nghiệm. Vào ngày 25/7/2001, Thủ tớng Chính phủ đã ban hành

Quyết định 112/QĐ-TTg phê duyệt đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nớc giai đoạn 2001 - 2005.

5. Vấn đề bảo mật thông tin

Hiện nay, việc bảo đảm an toàn, an ninh cho thông tin điện tử ở Việt Nam đợc thực hiện nh sau:

- Đối với các thông tin điện tử có liên quan đến các cơ quan của Chính phủ (nh an ninh, quốc phòng, ngoại giao ), từ lâu nhà n… ớc đã có các quy định chặt chẽ và các giải pháp kỹ thuật phù hợp để đảm bảo an ninh, an toàn cho loại thông tin này. Ngành cơ yếu Việt Nam đứng đầu là Ban cơ yếu Chính phủ là cơ quan nhà nớc chịu trách nhiệm về bảo mật, bảo đảm an toàn cho việc chuyển nhận thông tin trên các phơng tiện điện tử.

- Đối với các thông tin điện tử trong lĩnh vực kinh tế xã hội, việc bảo đảm an toàn vẫn còn lỏng lẻo. Khi Việt Nam chính thức tham gia mạng Internet, nhà nớc đã thành lập một cơ quan liên ngành Bu chính viễn thông và Công an để quản lý, kiểm duyệt an ninh trên Internet và có một số văn bản quy định về vấn đề này.

6. Hệ thống thanh toán điện tử

Các ngân hàng thơng mại của Việt Nam đang nỗ lực triển khai các dịch vụ, các sản phẩm đặc thù bằng cách hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nhằm tự động hoá việc xử lý giao dịch, đa dạng hoá sản phẩm. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nớc và các ngân hàng thơng mại quốc doanh đều đã có hệ thống thanh toán điện tử riêng để đáp ứng các nhu cầu thanh toán của khách hàng trong nội bộ hệ thống và đi ra ngoài qua hệ thống bù trừ và thanh toán liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nớc. Ngoài ra, các ngân hàng còn tham gia hệ thống thanh toán SWIFT. Cụ thể là, ngân hàng Ngoại Thơng đã có hệ thống bán lẻ SilverLake, hệ thống quản lý thẻ ATM và tham gia mạng SWIFT; ngân hàng Đầu t & Phát triển Việt Nam có hệ thống thanh toán tập trung BCS, hệ thống giao dịch trên mạng IBS và dịch vụ Home Banking;

tuyến triển khai tại toàn bộ 98 chi nhánh trên cả nớc, đồng thời ngân hàng cũng sẵn sàng thanh toán các loại thẻ tín dụng của hai tổ chức là Visa và Master.

Đáng chú ý hơn cả là Ngân hàng á châu ACB đã triển khai hệ thống quản trị ngân hàng bán lẻ mới TCBS trong trong toàn hệ thống, làm nền tảng cho việc phát triển ngân hàng điện tử á châu (ACB E.Banking). Sau ba năm chuẩn bị, sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử đã chính thức hoạt động vào đầu năm 2003 với tổ hợp các kênh phân phối bằng điện tử với những sản phẩm dịch vụ ngân hàng của ACB dành cho khách hàng nh Banking, Home Banking, Phone Banking, Mobile Banking, thẻ thanh toán. Đặc biệt dịch vụ Home Banking giúp khách hàng trên mạng kết nối tại văn phòng, tại nhà riêng. ACB E.Banking là kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến khách hàng thông qua điện thoại cố định, điện thoại di dộng, máy tính, POS, Internet, Intranet, Wap dịch vụ có thể thực hiện 24/24 giờ và 7 ngày trong…

tuần. Hiện nay ACB đang cung cấp dịch vụ E.Banking hoàn toàn miễn phí. Đặc biệt, dịch vụ Home Banking do ACB cung cấp đợc bảo đảm an toàn nhờ hệ thống mã khoá bảo mật chữ ký điện tử của khách hàng (CA) do đơn vị thứ ba cung cấp (VASC). Công nghệ CA đợc các tổ chức tài chính quốc tế nh Swift, Visa, Master công nhận và sử dụng trong việc thanh toán điện tử.…

Các khách hàng sẽ đợc sử dụng tám dịch vụ chính nh: Kiểm tra số d tài khoản; Mua sắm hàng hoá không dùng tiền mặt (bằng dịch vụ Mobile Banking và thẻ ACB); Chuyển tiền giữa các tài khoản với nhau; Yêu cầu báo cáo về tình hình giao dịch tài khoản; Thanh toán các loại hoá đơn; Rút tiền từ tài khoản khi đang ở nớc ngoài; Kiểm tra tỷ giá hối đoái, giá chứng khoán và hỏi thông tin về các tài khoản và dịch vụ ngân hàng. Trớc mắt việc áp dụng thanh toán dịch vụ Home Banking chỉ đợc áp dụng cho loại tiền đồng Việt Nam.

Nh vậy, có thể thấy rằng chúng ta đã có một số cơ sở ban đầu phục vụ cho việc thanh toán điện tử thông qua các ngân hàng của Việt Nam. Tuy nhiên, việc thanh toán điện tử vẫn còn tơng đối mới mẻ đối với các doanh

nghiệp, đa số các doanh nghiệp vẫn cha thể cho phép khách hàng thanh toán trực tuyến tại website của mình thông qua các dịch vụ của ngân hàng.

II. Một số ứng dụng bớc đầu của Chính phủ điện tử ở Việt nam

1. Quá trình tin học hoá quản lý hành chính nhà nớc

1.1. Chơng trình tin học hoá quản lý nhà nớc giai đoạn 1996 - 2000

1.1.1. Một số thành quả của chơng trình

Dự án ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động hành chính 1996 - 1998, với tên gọi chính thức là Dự án tin học hoá quản lý nhà nớc, là một bộ phận quan trọng của Chơng trình quốc gia về công nghệ thông tin giai đoạn 1996 - 2000. Trong ba năm 1996-1998, Nhà nớc đã đầu t cho chơng trình 280 tỷ với 4 nội dung lớn là đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin; xây dựng cơ sở hạ tầng các mạng truyền thông máy tính; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nớc và các hoạt động kinh tế-xã hội khác; phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, trong đó riêng dự án tin học hoá quản lý nhà nớc đợc đầu t hơn 150 tỷ đồng. Trong cha đầy 4 năm hoạt động (1996 - 1999), chơng trình đã đạt đợc kết quả đáng khích lệ cho sự phát triển công nghệ thông tin ở nớc ta nh Internet, 7 khoa công nghệ thông tin tại 7 tr- ờng đại học trọng điểm, Saigon Software Park ở Thành phố Hồ Chí Minh,…

(Nguồn: PCWORLD B Việt Nam số 01/2002)

Tin học hoá quản lý nhà nớc là một phần trong nội dung quan trọng về ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy vậy, vào giai đoạn triển khai chơng trình, hầu hết chúng ta cha biết tới khái niệm Chính phủ điện tử, càng cha nhận thức đợc rằng Chính phủ điện tử gồm hai mảng lớn là tin học hoá hoạt động hành chính trong nội bộ các cơ quan nhà nớc (G2G) và tin học hoá các dịch vụ công (G2B, G2C). Ta đã đầu t hơn 50% tổng kinh phí của chơng tình cho

tỉnh, thành phố nào cũng sử dụng có hiệu quả vốn đầu t ban đầu tuy ít ỏi nh- ng hết sức quan trọng này, nhng rõ ràng đó là bớc khởi đầu quan trọng để hình thành mạng diện rộng của Chính phủ sau này.

1.1.2. Hạn chế của chơng trình tin học hoá quản lý nhà n ớc giai đoạn 1996 - 2000

* Hạn chế:

Về điều hành vi mô: Nhiều hạng mục lớn đã đợc Thủ tớng Chính phủ phê duyệt trong kế hoạch tổng thể cha triển khai đợc. Các dự án tin học hoá quản lý hành chính nhà nớc của các bộ và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cũng mới chỉ thực hiện đợc một phần. Vốn đầu t cho tin học hoá 160 tỷ đồng trong ba năm 1996- 1998 mới chỉ đáp ứng 20%- 25% nhu cầu kinh phí của các đề án đã đợc duyệt của 100 cơ quan hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.

Theo điều tra của văn phòng Chính phủ, đa số các đề án tin học hoá bị ngừng lại. Một số cơ quan có khả năng tiếp tục đầu t cho các chỉ tiêu tin học hoá quản lý nhà nớc, nhng phát triển theo hớng công nghệ riêng; một số cơ quan khác thì chờ chủ trơng phát triển thống nhất chung của Chính phủ. Các cơ sở dữ liệu quốc gia mới chỉ đợc đáp ứng khoảng 10% nhu cầu vốn đầu t (30 tỷ đồng). Do vậy, các cơ sở dữ liệu quốc gia chỉ dừng lại ở giai đoạn hoàn thành luận chứng khả thi và triển khai thử nghiệm, đang chờ vốn để tiếp tục đề án. Thêm vào đó, nhiều bộ, ngành coi thông tin quản lý của mình là thông tin riêng của ngành, không coi đó là tài sản quốc gia hoặc cung cấp dữ liệu tổng hợp không đầy đủ để các cơ quan khác có đủ thông tin phục vụ cho việc hoạch định chính sách và ra quyết định.

Dữ liệu trên mạng tin học: Thông tin phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính có nhiều nhng việc tích luỹ thông tin dới dạng điện tử chỉ mới dừng ở mức độ thấp, đến nay mới tích luỹ trên mạng ở một số loại thông tin cơ bản.

Về tổ chức bộ máy: Cho đến nay vẫn cha có quy định chung về vị trí, chức năng, nhiệm vụ đối với các đơn vị chủ trì các đề án tin học hoá quản lý

hành chính nhà nớc trong hệ thống các cơ quan nhà nớc, thậm chí không có ngạch công chức, không có chức danh cho cán bộ làm công tác tin học. Vì lý do này nên các cơ quan hành chính nhà nớc đã không thu hút đợc chuyên gia kỹ thuật giỏi, dẫn đến việc tiếp thu chuyển giao công nghệ, chỉ đạo triển khai các dự án ứng dụng bị hạn chế rất nhiều.

Về cơ chế tài chính: từ năm 1998, kinh phí dành cho tin học hoá quản lý hành chính nhà nớc chuyển sang nguồn ngân sách chi thờng xuyên, do vậy các bộ, ngành, địa phơng không đủ kinh phí đầu t để hoàn thành các đề án tin học hoá, không thể tiếp tục triển khai các ứng dụng cơ bản trong quản lý, điều hành. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tin học của nhiều cơ quan hành chính

Một phần của tài liệu Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 70 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w