xã hội 0.60 0.71 0.83 0.86 0.87 0.89
Hoạt động văn hoá và thể
thao 0.35 0.32 0.31 0.31 0.31 0.30 Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 0.17 0.24 0.30 0.40 0.44 0.49 Hoạt động phục vụ cá nhân, công cộng và dịch vụ làm thuê 1.31 1.39 1.48 1.88 2.03 2.18 ( Nguồn : Tổng cục thống kê)
Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng lao động trong ngành nông, lâm nghiệp qua các năm có giảm nhưng không đáng kể và so với các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao còn quá lớn. Nên trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay nên chủ trương đưa người lao động ở nông thôn và miền núi đi xuất khẩu lao động, và với tay nghề như thế này thì có không nhiều thị trường có thể tiếp nhận họ và Trung Đông là một trong số đó.
2.2/ Các thị trường mà Việt Nam xuất khẩu lao động sang :
Năm 2009 vừa qua có khoảng 100.000 lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc. Để đạt được con số trên, ngoài việc duy trì các thị trường đã có như Đài Loan, Nhật Bản, Malaixia và Hàn Quốc, các doanh nghiệp đều có kế hoạch mở thêm nhiều địa chỉ xuất khẩu lao động mới, trong đó chú ý đến các thị trường có nhiều tiềm năng như Libi, Ả rập Xê Út, Pháp, Canađa, Anh và Hy Lạp, Trung đông…
- Tại các thị trường đã có, phần lớn lao động Việt Nam được đánh giá khá tốt về khả năng làm việc, chăm chỉ và tiếp thu nhanh. Nhìn chung, thu nhập của người lao động ổn định. Đặc biệt, lao động làm việc trong các nhà máy sản xuất công nghiệp,công trường xây dựng lớn có liên doanh với nước ngoài có điều kiện làm việc, ăn ở và thu nhập khá tốt.
- Kể từ khi lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaixia từ tháng 4/2002 đến nay, đã có gần 80.000 người làm việc tại đất nước nàỵ Đây là thị trường lao động lớn thứ hai sau Đài Loan. Tuy nhiên, việc đưa lao động sang Malaixia giảm sút hơn trước, do năm ngoái, một số công nhân xây dựng phải về nước trước thời hạn do mất việc và đến đầu năm nay phía Malaixia tạm dừng tiếp nhận lao động nước ngoài nói chung để lập lại kỷ cương trong việc tiếp nhận và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Malaixiạ Tuy vậy Malaixia vẫn là thị trường tiềm năng đối với lao động Việt Nam. Việc Malaixia ngừng tiếp nhận lao động nước ngoài lúc này cũng là thời điểm tốt để các doanh nghiệp Việt Nam làm tốt công tác đào tạo, chuẩn bị nguồn lao động, để khi bạn có nhu cầu là có thể đáp ứng được ngaỵ Tuy nhiên, Malaixia vẫn tiếp nhận những lao động đã có lệnh cấp visa, cho nên các doanh nghiệp vẫn tiếp tục đưa số lao động có điều kiện này đi làm việc.
- Năm 2008,tại Đài Loan có trên trên 50.000 người lao động Việt Nam làm việc. Tuy nhiên, tình trạng lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp ngày càng nhiều, dẫn tới việc phía Đài Loan ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam. Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước
ta đã đưa ra một số giải pháp nhằm chấn chỉnh công tác tuyển chọn, đào tạo-giáo dục định hướng, quản lý lao động ở nước ngoài của các doanh nghiệp; đồng thời, cùng với Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Bắc phối hợp với phía Đài Loan tìm kiếm, vận động để đưa số lao động bất hợp pháp này về nước
- Trong chuyến khảo sát thị trường Libi nhận thấy rằng thị trường này mong muốn ký được hiệp định hợp tác tiếp nhận lao động Việt Nam, nhất là lao động thuộc ngành xây dựng và đánh bắt hải sản. Phía Việt Nam cũng đã gửi cho Libi dự thảo Hiệp định hợp tác lao động để phía bạn nghiên cứu, tìm hiểụ Hiện đã có khoảng 1.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Libi (theo các hợp đồng riêng lẻ) trong các ngành xây dựng và công nhân quốc phòng, với thu nhập bình quân khoảng 300-400 USD/người/tháng.
- Canađa được coi là thị trường tiềm năng, ngoài điều kiện ăn ở và làm việc tốt, người lao động Việt Nam còn được học hỏi thêm về kinh nghiệm làm việc và kinh doanh để khi về nước có thể tự phát triển sản xuất hoặc kinh doanh. Thị trường này đang có nhu cầu tuyển lao động làm việc trong các khách sạn, trang trại, nhà máy và ngành xây dựng, với mức lương khoảng 1.000 USD/tháng.
- Tại Anh và Hy Lạp, bước đầu đã có lao động Việt Nam làm việc, tuy số lượng không nhiều, nhưng thu nhập của lao động Việt Nam tại các nước này tương đối caọ
- Đến nay đã có hơn 52.000 tu nghiệp sinh Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc. Đặc biệt, có khoảng 3.000 lao động đang làm việc theo Luật lao động mới của Hàn Quốc. Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã lập 10 trường đào tạo tiếng Hàn và giáo dục định hướng cho lao động trước khi sang làm việc tại Hàn Quốc. Thời gian tới, phía Hàn Quốc sẽ giúp đỡ Việt Nam trong việc cung cấp giáo trình và giáo viên đào tạo tiếng Hàn cũng như phong tục tập quán của Hàn Quốc. - Đích nhắm khả quan của nhiều doanh nghiệp là các thị trường mới
nổi là Libi, UAE và một số nước Trung Đông sẽ là những thị trường thu hút nhiều lao động.Lao động ở khu vực này chủ yếu là xây dựng với mức lương cho lao động không có nghề khoảng từ 190 USD trở lên, có nghề là 250 USD và tay nghề cao thì mức lương sẽ cao hơn nữạ Ngoài ra, người lao động có thể làm thêm giờ để hưởng mức lương cao hơn. Mặc dù thị trường xuất khẩu lao động Trung Đông được tiến hành từ nhiều năm nay nhưng theo đánh giá chung thì đây vẫn là một thì trường có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực từ nước ngoàị Theo thống kê từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện có
hơn 10.000 lao động của Việt Nam đang làm việc tại các nước thuộc khu vực này, chủ yếu là Qatar, các tiểu Vương quốc ả rập - xê út. Và trong thời gian tới, nhu cầu về nhân lực tại các nước này sẽ vẫn tiếp tục gia tăng.
2.3/ Thị trường lao động Trung Đông :
2.3.1/ Giới thiệu sơ lược về Trung Đông :
Khu vực Trung Đông bao gồm các nước và nhóm nước : Saudi Arabia, Ai Cập, Bahrain, Qatar, UAE, Kuwait, Jordan , Iran , Iraq, Isarel, Lebanon, Palestine, Syria, Yemen, Oman , Liban
Nơi đây là khu vực rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt và các loại nguyên liệu quý hiếm, nguồn lợi nhuận mà các chính phủ Trung Đông thu về từ xuất khẩu dầu khí là rất lớn và đã góp phần quan trọng giúp họ xây dựng xã hội phát triển, thịnh vượng. Ngoài vai trò địa lý - kinh tế, khu vực này còn có tầm quan trọng chiến lược về địa lý - chính trị. Hầu hết các nước trong khu vực Trung Đông đều còn lạc hậu, nghèo đói, kinh tế phát triển chậm... Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng bình quân của Trung Đông đã đạt hơn 5%/năm.
Nhưng trái ngược với sự giầu có từ dầu khí, nông nghiệp Trung Đông gặp rất nhiều hạn chế trong định hướng phát triển và hầu hết các quốc gia trong khu vực này đều phụ thuộc nặng nề vào lương thực nhập khẩụ Thực trạng phát triển cho thấy khu vực này đang phải đương đầu với các vấn đề thực sự khó khăn: thiếu nước canh tác, dân số gia tăng và diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp, và đặc biệt khí hậu ở đây vô cùng nóng bức khiến cho hạn hán kéo dàị
Và một nét văn hóa chính ở Trung Đông đó là đạo hồi, nó quy định sự chỉ đạo, các giá trị và cả những đạo luật đối với cuộc sống con người, những mối quan hệ cộng đồng.
Hơn hết trong giai đoạn gần đây Trung Đông là thị trường mở, có khả năng tiếp nhận số lượng lớn lao động, ngành nghề tuyển rất rộng, bao gồm cả nông nghiệp, công xưởng, xây dựng... phù hợp với xu hướng xoá đói giảm nghèo, rất hấp dẫn trao đổi thương mại, hợp tác đầu tư, xuất khẩu lao động và hợp tác chuyên gia, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nước lớn như: Mỹ, Trung Quốc, EU, Nga, Nhật...
Giới thiệu một số nước ở khu vực Trung Đông a/ Thị trường Qatar: