- Đối với Việt Nam trong hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ mà nước ta
2.4.2.2/ Tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam sang Qatar:
Qatar có diện tích gần 11.500 km2, dân số hơn nửa triệu người, thu nhập đầu người 68.000 USD/năm (nguồn thu chủ yếu từ dầu mỏ và dịch vụ), đất nước đang trên đà phát triển mạnh. Mỹ và các nước đồng minh đang đổ tiền đầu tư xây hàng loạt công trình xây dựng tại quốc gia này, khiến nhu cầu về nhân lực quốc tế rất lớn.
Thuận lợi lớn nhất đối với lao động Việt Nam là mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa 2 Chính phủ, hơn nữa 2 nước đã ký hiệp định hợp tác lao động và đang có hiệu lực thi hành, mặt khác chủ sử dụng nói chung và cơ quan chức năng Qatar cũng không từ chối tiếp nhận lao động ta nếu chất lượng đảm bảo, đặc biệt là ý thức tuân thủ pháp luật.
- Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang Qatar, từ cuối năm 2005.
- Sau đó, Có nhiều trường hợp người lao động Việt Nam ở Qatar đình công vì mâu thuẫn hợp đồng, song không có ai đứng ra giải quyết, dẫn đến hàng chục lao động phải về nước hồi cuối năm 2006 vừa quạ
- Nhưng Tính đến tháng 6/2009, theo ước tính, lao động Việt Nam có khoảng trên 2.000 người, trong đó, đa số chuẩn bị hết hạn 2 năm hợp đồng, ngoài ra còn một số khác là những người làm việc tốt, có ý thức chấp hành quy định luật pháp và được chủ sử dụng gia hạn làm việc năm thứ 3 hoặc năm thứ 4. Cụ thể như tại công trường xây dựng nhà cao tầng ACC (thuộc Cty xây dựng Al Arab Trading and Contracting), nơi có trên 230 lao động VN, chủ yếu là người quê Thanh Hoá, Hà Tây đang làm việc.
- Đến nay có khoảng hơn 7.000 người đang làm việc ở Qatar. Đây là con số quá nhỏ nhoi so với nhu cầu của bạn và so với các quốc gia đưa lao động đến Trung Đông (Ấn Độ có gần 1 triệu lao động đang làm việc tại riêng UAẸ Còn Philippines là trên 300.000 lao động). Hiện đối tác đánh giá rất cao lao động VN. Họ luôn mở cửa, sẵn sàng tiếp nhận không hạn chế lao động VN, nhưng hiện ta vẫn chưa đáp ứng được...Khi chủ sử dụng lao động tại Qatar đã đề xuất với Bộ Lao động nước ta cho phép tiếp nhận tới 27.000 lao động Việt Nam, chủ yếu là công nhân xây dựng và kỹ thuật điện nước.
- Luật pháp Qatar bảo hộ lao động ngoài nước, không đánh thuế thu nhập. Lương tháng cơ bản (chưa bao gồm giờ làm thêm) là 250 USD đối với người có nghề.
- Khoảng 95% lao động Việt Nam tại Qatar làm xây dựng ngoài trời vì không có đủ ngôn ngữ giao tiếp, chuyên môn để làm các ngành dịch vụ có môi trường làm việc trong nhà.
- Cái khó của thị trường này là khí hậu khắc nghiệt. Nhiệt độ mùa nóng có thể lên tới 48 độ C. Nên luật pháp Qatar nghiêm cấm tuyệt đối lao động làm việc từ 12h trưa đến 16h chiều, dời thời gian làm việc vào buổi tốị Mùa nóng cũng chỉ kéo dài 3 tháng (7, 8, 9), còn lại nhiệt độ dao động 13-23 độ C".
- So với các thị trường như Đài Loan hay Nhật Bản, chi phí đưa lao động Việt Nam sang Qatar thấp hơn hẳn, khoảng 25-30 triệu đồng.
- Chủ sử dụng Qatar không quan tâm bằng cấp, họ cần lao động có nghề thực sự rất phù hợp với đa số lao động nông thôn đi xuất khẩu của Việt Nam
- Người lao động Việt Nam có nhiều cái lợi khi làm việc ở Qatar là lương khá cao (thu nhập bình quân 5-7 triệu đồng/người/tháng, cao hơn
làm việc ở Malaysia, Đài Loan), lại không phải đóng bất kể khoản thuế nàọ..được ở nhà có máy lạnh miễn phí, cộng thêm việc ở Qatar dân chủ yếu theo đạo Hồi nên lao động VN sẽ không có cơ hội tiêu tiền (không nhà hàng, vũ trường, quán bar...) như đi làm ở các thị trường khác, thành ra lao động mình làm được bao nhiêu, giữ lại bấy nhiêụ..
- Hiện nay đối với xuất khẩu lao động VN, các hiệp định về lao động và mở đường bay thẳng Việt Nam sang Qatar thực sự mở ra một cơ hội hợp tác rất lớn. Cánh cửa cho lao động VN vào Trung Đông, lấy Qatar làm "đột phá khẩu" hầu như đã mở toang...
Với khả năng tiếp nhận không hạn chế lao động nước ngoài, mức lương khá, Qatar đang là điểm đến hấp dẫn của khoảng 40 doanh nghiệp xuất khẩu lao động VN. Tuy nhiên, việc tuyển dụng ồ ạt, không qua đào tạo, kỷ luật thấp, đang khiến lao động VN bị mất điểm trong con mắt các nhà tuyển dụng nước ngoàị
Bảng 2.5 : Số lao động Việt Nam xuất khẩu sang Qatar từ năm 2005 đến năm 2009
(Nguồn : Bộ lao động thương binh xã hội và các số liệu ở trên)