Về phía thị trường Trung Đông:

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông (Trang 53 - 54)

- Công ty Xuất khẩu lao động – Thương mại và Du lịch (Sovilaco) Giám đốc công ty Sovilaco là ông Nguyễn Hải Nam

2.4.5.1/Về phía thị trường Trung Đông:

- Với người lao động VN, khi qua làm việc tại Trung Đông cũng sẽ gặp không ít khó khăn do khí hậu vùng này thường nóng bức kéo dài liên tiếp 4 tháng liền ở nhiệt độ có khi lên đến 47 độ C vào ban ngày, phải mất một thời gian khá lâu mới thích nghi được; chưa kể sự khác biệt về văn hóa, phong tục, tôn giáo, ăn uống, an ninh phức tạp, địa lý lại xa xôị.. và thu nhập lại không cao hơn bao nhiêu so với thị trường “xoá đói giảm nghèo” Malaysia, một thợ điện lạnh VN làm việc ở Qatar được trả từ 350-500 USD/tháng (chưa trừ các chi phí khác). Mức thu nhập này không cao hơn thu nhập của một thợ điện lạnh lành nghề làm việc tại TP.HCM hiện nay (!).

- Mới đây, chiến sự lại nổ ra ở Li-băng càng làm cho việc XKLĐ sang Trung Đông thêm khó khăn bội phần, Chính phủ VN vừa qua đã phải nỗ lực rất lớn mới di tản được gần 200 lao động VN tại Li-băng ra khỏi vùng lửa đạn.

- Ngoài ra, khi đồng ý tiếp nhận lao động Việt Nam, đối tác thường kèm theo một điều kiện theo kiểu “bia kèm mồi”. Đó là khi đưa một lao động các loại ngành nghề, phải đưa kèm sang cho họ lao động giúp việc nhà. Ở Trung Đông, nhu cầu giúp việc nhà là rất lớn; tiềm năng “nhất thế giới” chính là ở nhu cầu nàỵ Trong khi đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lại không khuyến khích đưa lao động giúp việc nhà sang khu vực nàỵ - Bối cảnh khủng hoảng kinh tế, thiếu việc làm khiến lao động nước ngoài làm việc ở các thị trường khác đổ dồn về Trung Đông, hiển nhiên cạnh tranh lao động giữa các nước sẽ gay gắt hơn. Hiện nay chỉ tính riêng 6 nước trong Hội đồng hợp tác vùng Vịnh gồm: Saudi Arabia, Baranh, Qatar, Kuwait, Ôman, Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất - UAE đã có tới 12 triệu lao động nước ngoài làm việc. Con số trên vẫn tiếp tục tăng trung bình hàng năm khoảng 5%. So với các nước Nam Á (Ấn Độ, Nepal,

Bangladesh), Bắc Phi (Ai Cập) gần gũi Qatar về địa lý, văn hoá tôn giáo thì lao động Việt Nam gặp khó khăn hơn từ chi phí (vé máy bay) đến việc làm quen với khí hậu thời tiết và văn hoá…Trong khi đó, việc đòi hỏi chuyên môn, tay nghề của các chủ sử dựng lao động cũng ngày càng khắt khẹChủ sử dụng lao động Trung Đông tuyển lao động không mấy quan tâm đến bằng cấp. Phương thức tuyển dụng của họ là trực tiếp thử tay nghề, trong khi đó lao động của ta lại thường thuộc diện được "đào tạo cấp tốc", phần lớn đều biết việc nhưng không sâụ Đây là một khó khăn để lao động lọt vào mắt nhà tuyển dụng.

- Người lao động muốn đi làm việc tại thị trường Trung Ðông phải chịu chi phí bao gồm: vé máy bay lượt đi, hộ chiếu, phí visạ.. Ðối với phí môi giới, hiện chưa có quy định nên thông thường các doanh nghiệp XKLÐ tính bằng một tháng lương của người lao động, tuỳ từng ngành nghề. -Về mặt tín ngưỡng và tập quán, khu vực này đều theo đạo Hồi, mọi luật lệ xã hội đều rất nghiêm khắc; sinh hoạt, ăn uống cũng khác với tập quán của nhiều nước. Bên cạnh đó khí hậu khu vực Trung Đông lại rất nóng... Đó là những thách thức đòi hỏi người lao động phải nhanh chóng thích nghi, mới tránh được rủi ro cho chính họ và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông (Trang 53 - 54)