Máu là bệnh khá phổ biến, thường gặp ở trẻ sơ sinh Đa phần u máu lành tính, chỉ

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của bệnh u máu trong gan ở trẻ em và cách phòng, cách điều trị những cách chữa bệnh cho trẻ (Trang 40 - 42)

ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, có thể tự mất sau vài năm, song một tỷ lệ nhỏ u máu có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Ảnh minh họa: internet

Nhận biết u máu

Trung tâm U máu, ĐH Y Dược TP.HCM mỗi ngày tiếp nhận cả trăm bệnh nhân đến khám - chữa bệnh u máu, nhiều nhất

là trẻ em dưới năm tuổi. Trên người trẻ có những cục u hoặc bớt đỏ ở đầu, mặt, tai, tay hoặc chân… tập trung nhiều nhất trên đầu, mặt, tai. Nhiều trẻ có những vết màu đỏ, đỏ tím hoặc phớt xanh trên làn da bằng phẳng, chưa tạo thành u, cục. Không ít bé có cục u lồi ra ngoài da, to như quả chanh, quả ổi hoặc bớt màu mận chín lan rộng trên bề mặt da, sần sùi, gồ ghề. Cũng có những cục u to nằm ẩn bên dưới da… BS Hoàng Văn Minh, Giám đốc Trung tâm U máu, ĐH Y Dược TP.HCM cho biết: U máu gồm hai loại, một do dị dạng mạch máu, còn gọi là bớt đỏ rượu vang (dạng u 1); hai là u máu do tăng sinh mạch máu, biểu hiện là những khối u nhô lên trên bề mặt da (dạng u 2).

Diễn tiến bệnh của hai loại này có sự khác biệt. U máu 1 là dạng bẩm sinh, sẽ phát triển, lan rộng trong suốt cuộc đời của trẻ và không tự nhiên mất đi.

U máu 2 xuất hiện sau khi sinh vài ngày, lớn nhanh và nhô cao trong khoảng chín tháng đầu, sau đó lớn chậm lại và giảm dần khi trẻ 12-18 tháng. Loại u này có thể tự mất khi trẻ lên tám tuổi mà không cần bất kỳ can thiệp nào. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nó có thể để lại di chứng như sẹo xấu, sợi xơ mỡ hoặc giãn mạch trên bề mặt da.

Theo BS Hoàng Văn Minh, dù là loại u máu nào thì cũng nên can thiệp, điều trị sớm từ lúc trẻ một-hai tháng tuổi, đặc biệt, khi u nằm gần những vị trí như xung quanh mắt, mũi, miệng. Nếu quanh mắt, u gây cản trở tầm nhìn, thu hẹp thị trường, thậm chí gây lé. Nếu quanh miệng sẽ khiến trẻ khó ăn uống, dễ gây lở loét, chảy máu do nhiễm trùng. Nếu quanh mũi sẽ cản trở hô hấp, khiến trẻ khó thở.

Trước đây, u máu được điều trị bằng phương pháp cắt bỏ, tiêm xơ hoặc dán đồng vị phóng xạ. Các kỹ thuật này thường để lại sẹo xấu cho bệnh nhân.

Các phương pháp mới điều trị u máu hiện nay như dùng thuốc chứa corticoid, thuốc chẹn bêta, dùng laser mạch máu hoặc phối hợp cả hai mang lại hiệu quả cao, hầu như giải quyết triệt để mà không để lại sẹo. Hiện Trung tâm U máu điều trị hoàn toàn miễn phí cho trẻ dưới sáu tuổi. Với u máu loại 1, chỉ cần điều trị bằng laser mạch máu là có thể xóa u tới 100%. Với u máu loại 2, cần điều trị kết hợp cả thuốc và laser, số lần và thời gian điều trị tùy thuộc vào mức độ của u.

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của bệnh u máu trong gan ở trẻ em và cách phòng, cách điều trị những cách chữa bệnh cho trẻ (Trang 40 - 42)