của tế bào nội mạch, chủ yếu gặp ở trẻ em và có thể được phát hiện sau khi sinh. Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng của
bệnh này dễ nhầm lẫn với bệnh khác như dị dạng mạch máu… nên dễ dẫn đến chẩn đoán nhầm.
Đưa con gái 6 tuổi đến bệnh viện trong tình trạng chân trái ngắn hơn chân phải gần 8cm, chị Minh Lý ở Thanh Hóa sụt sùi kể lại, sau khi sinh con được gần 1 tuần, chị phát hiện ở bắp đùi bé có một vùng màu xanh xám.
Người lớn trong nhà đều cho rằng đó là "cái dấu" bà mụ “đánh dấu” em bé nên bỏ qua. Nhưng càng về sau, cái bớt này càng lan rộng ra rất nhanh và màu sắc cũng đậm hơn. Sau khi khám, bác sĩ kết luận cháu bé bị u máu, một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em, đồng thời chỉ định xạ trị. Xạ trị xong thì cái u máu này cũng biến mất vợ chồng chị rất vui. Tuy nhiên, đến khi cháu bé 4 tuổi chị Lý mới phát hiện hai chân bị lệch nhau, chân thấp hơn còn bị teo tóp khiến cháu không thể đi đứng bình thường như những đứa trẻ khác.
PGS-TS Trần Thiết Sơn Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình - Bệnh viện Xanh Pôn, cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do khi còn nhỏ trẻ được điều trị u máu bằng xạ
trị. Một biến chứng thường gặp sau khi xạ trị là viêm hoại tử tái phát ở vùng chiếu xạ gây ngắn chi ở cháu bé này.
Thông thường, những di chứng này không xảy ra ngay sau khi điều trị, mà thường xuất hiện sau đó nhiều năm. Việc điều trị các di chứng này thường rất khó khăn và tốn kém. Các bác sĩ phải tái tạo lại phần bị thiếu hụt, nhưng đôi khi không khắc phục được hoàn toàn, hoặc chỉ giải quyết được chức năng thẩm mỹ.
Không nên chủ quan với u máu