0
Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

máu thường gặp ở trẻ dưới một tuổi, đa số tự tiêu nhưng cũng có một số u máu liên tục

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU HIỆU CỦA BỆNH U MÁU TRONG GAN Ở TRẺ EM VÀ CÁCH PHÒNG, CÁCH ĐIỀU TRỊ NHỮNG CÁCH CHỮA BỆNH CHO TRẺ (Trang 37 -40 )

số tự tiêu nhưng cũng có một số u máu liên tục

phát triển, gây hại sức khỏe và thẩm mỹ.

Đến nay vẫn chưa xác định rõ ràng cơ chế gây u máu nên các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ luôn để ý đến con trẻ, để sớm phát hiện các dấu hiệu bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời

Trẻ sinh non dễ bị u máu

U máu được tạo thành từ các tế bào lót trong các mạch máu, còn gọi là tế bào nội mô. Do các tế bào này sinh sản nhanh một cách bất thường nên tạo ra u máu. U máu thường nằm ở vùng đầu, mặt, cổ (chiếm khoảng 60%), ở thân chiếm 25%, và khoảng 15% hiện diện ở tay chân của trẻ. Hầu hết các

U máu thường gặp ở trẻ em

trường hợp u máu chỉ ở ngoài da hoặc mô mỡ dưới da. Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hợp nằm ở nội tạng, như gan, phổi, ruột... thậm chí cả ở não.

Thường u máu xuất hiện ở trẻ nhỏ trong thời gian 1 - 2 tuần sau sinh. Đây không phải là bệnh di truyền, không liên quan gì đến bệnh tật, thuốc men hay việc ăn uống của các bà mẹ trong lúc mang thai. Có 80% trường hợp u máu chỉ xuất hiện một điểm nhỏ trên cơ thể và 20% trường hợp xuất hiện nhiều mảng trên cơ thể. Trong số các trẻ nhi, tỷ lệ có u máu chiếm 4% - 10%. Đặc biệt, bé gái dễ bị u máu hơn bé trai (gấp 3 - 5 lần) và trẻ sinh non thường bị nhiều hơn trẻ sinh đủ tháng (25% trẻ sinh non bị u máu).

Cách xử trí

Khi xuất hiện, u máu là một vết đỏ nổi trên da giống như côn trùng cắn, nhưng sau đó lớn dần. Thời điểm trẻ từ trên hai tháng tuổi đến 9 tháng, u lớn rất nhanh, lan rộng, đây là giai đoạn tăng trưởng của u. Sau đó, u phát triển chậm dần và bắt đầu đi vào thời kỳ thoái hóa, diễn ra rất chậm. U máu sẽ chuyển dần thành u sợi, mỡ, hoặc hòa lẫn vào mô mỡ bình thường. Thông thường u máu thoái hóa 50% khi trẻ khoảng 5 tuổi, 70% khi trẻ 7 tuổi và kết thúc khi trẻ 10 - 12 tuổi. Trong giai đoạn tăng trưởng, u máu có màu đỏ tươi, bề

mặt căng và sờ vào thấy nóng ấm. Trong giai đoạn thoái hóa, u máu chuyển sang màu sậm hơn, bề mặt xuất hiện những đường nhăn nheo, và sờ vào thấy độ nóng ít hơn. Để điều trị bệnh này, các bác sĩ thường áp dụng ba phương pháp. Thứ nhất là phá hủy u bằng cách đốt điện, đốt lạnh, tia xạ, ánh sáng laser để đốt các tế bào u, hoặc dùng dao mổ cắt bỏ u rồi may lại. Thứ hai là kiềm hãm sự phát triển của u bằng cách dùng thuốc thoa, tiêm, uống, hóa trị. Phương pháp ba là không can thiệp vào diễn tiến của u máu, mà chờ u thoái triển và xử lý di chứng.

Tùy theo vị trí của diễn tiến của u máu mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Khi phát hiện trẻ có u máu, cần phải tìm đến sự chuẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa, qua đó có sự phân loại dạng u để có cách điều trị thích hợp, tránh nhưng tổn thương không hồi phục được.

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU HIỆU CỦA BỆNH U MÁU TRONG GAN Ở TRẺ EM VÀ CÁCH PHÒNG, CÁCH ĐIỀU TRỊ NHỮNG CÁCH CHỮA BỆNH CHO TRẺ (Trang 37 -40 )

×