II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TAI CÔNG TY LẮP MÁY NƯỚC(WEMICO).
G TL= KLXLHT × ĐNC + CPK ; hoặc TL =( KLXLHT × ĐN C) được
3.3 Công thức tính thu nhập.
Tiền lương CBCNV cơ quan công ty được xác định cụ thể theo công thức chung như sau :
- Đối tượng CBCNV áp dụng trả lương theo thời gian và năng suất. TLTN = TLCB + TNS + TAC ( nếu có) + TLTG ( nếu có)
- Đối tượng CBCNV áp dụng trả lương theo hình thức khoán TLTN = TLKH + TAC ( nếu có) + TLTG( nếu có)
Trong đó :
TLTN : tổng tiền lương CBCNV . TLCB: tiền lương cơ bản.
TLKH : mức tiền lương khoán. TLTG: tiền lương làm thêm giờ. TAC : tiền ăn giữa ca.
TNS : tiền thưởng năng suất theo chức năng và công việc. 1- TLCB : Tiền lương cơ bản theo chế độ hiện hành của nhà nước TLCB = TLmin ×( HSL + PC ) ×CTT/CCĐ
TLmin :mức tiền lương tối thiểu theo quy định của nhà nước HSL : hệ số lương của công nhân viên
PC : tổng các loại hệ phụ cấp cho công nh ân viên CTT : số công làm việc thực tế trong tháng
CCĐ : số công chế độ theo quy định của nhà nước và công ty 2- TNS :tiền lương thưởng năng suất theo chức danh công việc TNS = TLmin ×HSTTL×KNsi×CTT/CCD
Trong đ ó:
HSTTL : hệ số tăng thêm tiền lương gắn với từng khu v ực,công trình,dự án KNsi :là hệ số năng suất gắn với chức danh,chức vụ,công việc được giao của CBCNV
Mức tiền lương khoán được giám đốc quy định cụ th ể cho từng chức danh nêu trên theo từng công trình dự án cụ thể
4- TAC :
Tiền ăn ca là mức tiền bồi dưỡng ăn giữa ca được áp dụng đối với đối tượng CNV hưởng lương theo thời gian và năng xuất lao động , một số đối tượng được quy định cụ thể trong hợp đồng lao động . Mức tiền ăn giữa ca có thể được thay đổi theo từng giai đoạn , giá cả thị trường và chế độ chính sách của nhà nước. Mức tiền cụ thể căn cứ vào quyết định của giám đốc để thi hành.
5- TLTG : Tiền lương thêm giờ
5.1 Đối với đối tượng hưởng lương theo thời gian và năng suất .
Tiền lương thêm giờ đựợc tính vào ngày thứ bảy và chủ nhật hàng tuần , ngày nghỉ lễ, tết trên cơ sở mức tiền lương năng suất theo chức danh công việc ( TLNS) như sau :
- Ngày nghỉ hàng tuần:
TLTG = (1,0× TLCB + TNS)/giờ ×số giờ làm thêm - Ngày nghỉ lễ tết:
TLTG = (2,0× TLCB + TNS)/giờ ×số giờ làm thêm 5.2 Đối với đối tượng hưởng lương khoán.
Tiền lương thêm giờ đựợc tính vào ngày thứ bảy và chủ nhật hàng tuần , ngày nghỉ lễ, tết trên cơ sở mức tiền lương khoán ( TLKH) theo quy định như sau :
- Ngày nghỉ hàng tuần.
TLTG = 2,0× TLKH× số giờ làm thêm - Ngày nghỉ lễ tết.
+ Đối với CBCNV tham gia BHXH hưởng lương khoán . TLTG = 2,0× TLKH× số giờ làm thêm + TLNS
+ Đối với CBCNV không tham gia BHXH hưởng lương khoán. TLTG = 3,0× TLKH× số giờ làm thêm
5.3 Quy định về chấm công thêm giờ lương:
- Chấm công thêm giờ phải căn cứ vào yêu cầu làm thêm giờ của thủ trưởng đơn vị được giám đốc đồng ý , thời gian chỉ được chấm vào ngày thứ bảy hoặc chủ nhật hàng tuần, một ngày tối đa ko quá 8 tiếng , 1 tháng tối đa không quá 6 công , 1 năm tối đa không quá 200 giờ theo nguyên tắc:
+ Trong ngày. người lao động làm việc thêm giờ trên 8 tiếng được chấm công và làm tròn thành 8 tiếng.
+ Trong tháng tổng hợp số công thêm giờ của CBCNV , nếu trên 6 công( tức trên 48 tiếng) sẽ được làm tròn thành 6 công.
- Trường hợp làm việc ngoài giờ nhưng trong phạm vi công việc được giao đã lường trước và tính toán khi đánh giá hệ số năng suất Ki thì không được tính thời gian làm thêm giờ.
- Trường hợp lương khoán đã tính đến yếu tố làm việc thêm giờ thì không được chấm công làm việc thêm giờ.
- CBCNV bố trí làm việc luân phiên để thực hiện nhiệm vụ được giao theo ca không được chấm công làm việc thêm giờ/
- Đối với lái xe . lái cẩu:
Thời gian làm việc thêm giờ là thời gian lái xe thực hiện nhiệm vụ vận hành xe trên đường đưa đón CNV đi công tác hoặc lái cẩu thực hiện nhiệm vụ vận hành cần trục theo giấy điều động xe , cẩu của thủ trưởng đơn vị ( thời gian cũng chỉ được tính vào ngày thứ bảy chủ nhật hàng tuần và ngày nghỉ lễ tết) theo yêu cầu công việc được giám đốc phê duyệt.
+ Đối với lái xe: bảng chấm công thêm giờ phải kèm theo bản kê khai làm thêm giờ có chữ ky xác nhận của người sử dụng xe đi công tác và thủ trưởng đơn vị quản lý xe.
+ Đối với lái cẩu : bảng chấm công phải kèm theo nhật trình của các ca cẩu , có chữ ký xác nhận của đơn vị sử dụng cẩu và thủ trưởng đơn vị quản lý cẩu ,cần trục.