Trong các năm tiếp theo, FPT cần duy trì khả năng thanh toán và có biện pháp tăng cao khả năng thanh toán hơn nữa. Nhóm em xin trình bày 1 số biện pháp nâng cao khả năng thanh
toán:
- Đảm bảo một lƣợng tiền mặt nhất định để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn gần đến hạn. Ngoài ra, cần phải dự trữ một lƣợng tiền mặt vừa phải cho các khoản nợ ngắn hạn chƣa đến hạn, nhƣng để tránh rủi ro từ phía chủ nợ vì một lý do nào đó phải đòi thanh toán ngay. Vì công ty không chỉ vay nợ trong nƣớc mà còn vay nợ từ các đối tác, các tổ chức kinh tế nƣớc ngoài, vì vậy tiền mặt dự trữ của Tổng công ty không chỉ là đồng nội tệ VNĐ, mà còn một lƣợng đáng kể các ngoại tệ.
- Dự trữ một lƣợng chứng khoán có tính thanh khoản cao: Trái phiếu chính phủ, Tín phiếu Kho Bạc Nhà nƣớc, các loại chứng khoán của các tổ chức nƣớc ngoài… để đảm bảo tính thanh khoản cao cho tài sản lƣu động.
- Đối với Hàng tồn kho: vì công ty lấy hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông làm nòng cốt, do đó lƣợng hàng dự trữ không nên quá nhiều, nhằm làm tăng tốc độ lƣu thông của vốn lƣu động, tăng khả năng thanh toán nhanh của công ty.
- Một trong những tài sản lƣu động mà công ty cần quan tâm nữa đó là Các khoản phải thu. Các khoản phải thu của Tổng công ty bao gồm phải thu từ khách hàng và từ các đối tác làm ăn. Công ty nên có chính sách tín dụng không quá lỏng để không bị chiếm dụng vốn, tuy nhiên cũng không nên quá hà khắc vì nếu quá hà khắc có thể ảnh hƣởng đến tình hình kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty. Nhƣ vậy, đối với mỗi hoạt động kinh doanh, công ty nên có một chính sách tín dụng cụ thể, cơ chế quản lý tài sản cố định phù hợp với từng đối tƣợng và tình hình thực tế, để làm tăng tính thanh khoản cho tài sản lƣu động nhƣng không ảnh hƣởng quá lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.