Văn học dân gian

Một phần của tài liệu Văn hoá đảo quan lạn huyện vân đồn tỉnh quảng ninh trong lịch sử (Trang 75 - 88)

Ở Quan Lạn, có gần như đầy đủ các loại hình văn học dân gian. Tất cả các loại hình từ tự sự đến trữ tình không chỉ phong phú về số lượng mà còn rất đặc sắc, độc đáo về giá trị nội dung và nghệ thuật.

- Truyện cổ

Ở cửa sông Mang nơi giáp giới giữa hai xã Minh Châu và Quan Lạn có hai quả núi mang tên Cõng Ông, Cõng Bà với chuyện kể cảm động về tình thương yêu của đôi vợ chồng già.

Trong các làng bản của Quảng Ninh nói chung và Quan Lạn nói riêng thường lưu truyền chuyện kể về các thành hoàng, các sơn thần, thuỷ thần. Đối với Quan Lạn, có là các câu chuyện kể về Đương cảnh thành hoàng, Nam hải tôn thần và tứ vị tôn thần, thần Cao Sơn, câu chuyện của ba anh em họ Phạm người địa phương cùng lập công và hy sinh trên đảo… Nhìn chung các thần tích, thần phả và các truyện dã sử không có kết cấu truyện hoàn chỉnh, nhân vật truyện không được giới thiệu đầy đủ song loại truyện này vẫn được lưu

truyền và gây ấn tượng mạnh bởi các tình tiết, các sự việc đặc biệt. Loại truyện này thực chất là sự huyền thoại hoá các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử có thật đã diễn ra trên vùng đất thiêng liêng này. Ví dụ: Ngư dân Quan Lạn tôn thờ thần Cao Sơn. Theo truyền thuyết Cao Sơn là một trong 50 người con trai của Lạc Long Quân theo cha lên núi. Thần Cao Sơn giỏi thuốc, thường hiện thân làm thầy lang chữa bệnh đậu mùa cho nhân dân. Lúc sinh thời có hiệu là Tế giang cư sĩ. Nhân dân Quan Lạn thờ Cao Sơn trong miếu ở xóm Thái Hoà gọi là Cao Sơn thần miếu.

Ở trên mỗi bến thuyền của thương cảng xưa, đều có một giếng nước ngọt. Giếng Hệu hay giếng nàng Tiên trên bến Cái Làng, giếng Rùa Vàng trên bến Con Quy. Mỗi bến đều gắn với một câu chuyện thần thoại.

- Tục ngữ và phương ngôn

Cư dân trên đảo Quan Lạn có hàng loạt phương ngôn, tục ngữ liên quan đến vùng biển và nghề biển. Có khi đó chỉ là những kinh nghiệm vặt: “Bán ruộng đầu cầu, ăn đầu cá đối”, bởi vì đầu cá đối xương mềm ăn ngon. Có khi là một tổng kết thật giản dị: “Bắc lặng về hôm, nồm lặng về sớm” (Mùa gió bấc, biển thường lặng về chiều. Mùa gió nam, biển lặng lúc sáng sớm). Có khi chỉ đơn giản bốn chữ: “Đầu động, cuối yên” mà kết tinh bao quan sát: Bão chưa đến, biển hơi động là lúc cá xô vào gần bờ, có thể cho thuyền ra đánh nhanh một hai mẻ lưới dễ thu hoạch lớn. Sau đó phải tìm chỗ cho thuyền tránh bão và đợi tan bão, biển thật yên (cuối yên) mới đánh được cá. Ngư dân đã tổng kết “đăng dài, chài rộng” mới mong được nhiều cá.

Với người đi thuyền kinh nghiệm sông nước thật sự là lẽ sống còn nên tục ngữ, phương ngôn nghề biển không những nhiều mà lời lẽ còn hết sức mạnh mẽ, quyết liệt, tha thiết và dứt khoát. Có những câu như trêu đùa bằng sự chơi chữ nhưng thực chất vẫn là lời dặn dò người đi biển:

“Mồng mười tháng ba Giỗ cha thằng Nghẹo

Muốn ăn cá nghéo

Thì chạy ra khơi” [42, 5]

Tháng ba, đã sang xuân, mây quang, trời sáng, nắng ấm, dân làm nghề biển sau đợt nghỉ tết và hội hè dài đã nóng lòng muốn ra khơi xa. Nhưng hãy coi chừng, mồng mười tháng ba thường còn đợt gió mạnh rất nguy hiểm. Chẳng biết thật hay hư chuyện ngày giỗ cha thằng Nghẹo, chuyện cá nghéo (thuộc họ cá mập) hay chuyện “ngoẻo” thật hay đùa mà bao đời rồi câu phương ngôn như một bài vè cứ được lưu truyền.

Vùng biển giữa vịnh Hạ Long và Bái Tử Long khá rộng. Ở đây có hòn Đũa chơi vơi giữa sóng gió. Phía ngoài, đảo chạy dài, trong bờ là dãy núi đá Quang Hanh lừng lững, khi trời giông bão, chỗ này thường sóng gió rất mạnh, thuyền qua đây phải hết sức cẩn thận: “Kín Đũa thì sống, trống Đũa thì chết”. Hãy lách vào khe núi để không nhìn thấy hòn Đũa (kín Đũa), nếu xem thường đi ra chỗ trống là chết.

Bên cạnh đó, còn có những câu tục ngữ, phương ngôn về con người và sản vật, về đường ăn lễ ở như “gái Liễu Mai, trai Vân Đồn”.

- Vè: là thể loại kể chuỵên bằng văn vần rất đáng chú ý trong kho tàng văn học dân gian trên đảo Quan Lạn.

Chùm bài Vè đi lính ở quần đảo Vân Hải: Các nhà sưu tầm phát hiện một

hiện tượng lạ ở quần đảo Vân Hải trong đó có xã Quan Lạn, cùng đề tài đi lính mà ở đây có đến hàng chục bài. Đại thể các bài đều kể giống nhau: lệnh quan truyền xuống, làng xóm xôn xao, trai tráng bị bắt đi lính, tính cảnh thật éo le, cha mẹ già, vợ dại, con thơ. Từ đây lấy ai đứng mũi chịu sào, lấy ai kéo lưới thả mồi kiếm cá nuôi nhau. Đây là tai hoạ lớn với mỗi nhà. Chàng trai gạt nước mắt xuống thuyền theo lính dẫn giải để rồi đi đóng đồn ở nơi vùng rừng thiêng nước độc, ba năm vò võ mong chờ hết hạn quay về... Một số bài có kết cục bi thảm khi người lính trở về thì bố đã chết, chẳng biết mà để tang hoặc

vợ con đói khổ đã tha phương cầu thực. Có lẽ do đặc thù của nghề biển, người đàn ông là trụ cột trong lao động và là chủ của mỗi con thuyền. Trai làng chài chừng mười tám, đôi mươi đã lập gia đình và tách ra ở riêng, làm ăn riêng trên một con thuyền. Đang là chủ một gia đình vợ thơ con dại mà phải đi lính thì đúng là một đại hoạ.

Bài Lính thú đời xưa:

“...Ngang lưng thì thắt bao vàng Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài

Một tay thì cắp hoả mai, một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền Tùng tùng trống đánh ngũ liên

Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa...” Bài Trấn thủ lưu đồn:

“..Ba năm trấn thủ lưu đồn

Ngày thì canh điếm, tối dồn việc quan Chém tre, đẵn gỗ trên ngàn

“Hữu thân, hữu khổ” phàn nàn cùng ai Miệng ăn măng trúc, măng mai

Những giang cùng nứa, lấy ai bạn cùng Nước giếng trong con cá vẫy vùng..” [42, 6] Đến nay nhiều ý kiến xác định đây là hai đoạn của cùng một bài vè.

Ở quần đảo Vân Hải xưa có Vè ông đĩ Tràng được nhiều người thuộc.

không rõ tên ông là gì. Ông có con gái tên là Tràng, theo tập tục xưa gọi luôn ông là ông đĩ Tràng (hoàn toàn không có nghĩa xấu). Ông sáng tác rất nhiều và rất nhanh. Hầu như mọi chuyện ở Quan Lạn (trước cách mạng tháng Tám) đều được ông đặt vè. Chuyện mấy cô đi đào mồi bị nước trôi mất váy, chuyện ông ba vợ mà chịu nằm không, chuyện bố chồng mò vào buồng nàng dâu, chuyện một cô chửa hoang tử tự không chết... Bài vè nào của ông cũng mang

yếu tố hài hước. Từ một chuyện nhỏ đi câu không may bị ngã qua lời kể khoa

trương của ông lại thành “..Đi câu cá mó, nó xách xuống sông”. Trong bài

cứu tàu Héng Coỏng, cái hài lại khá thâm thuý. Bài vè kể về việc chiếc tàu Hông Kông bị bão giạt vào bãi cát Quan Lạn. Xã trình lên quan. Quan nhận lễ của chủ tàu rồi sai lính ra ép dân đào bãi cứu tầu. Cả làng cật lực ra làm ba ngày ba đêm liền, háo hức mong khi tàu nổi sẽ đươc trả công. Nào ngờ khi lối ra được mở, tàu liền nổ máy và dông thẳng ra biển. Cả làng nhìn theo tưng hửng. Đáng cười quan huyện ngồi không vớ bẫm, đáng cười chủ tàu tệ bạc, hay đáng cười cả đám dân làng chất phát bị một quả lừa? Bài vè không bình luận. Cũng lối kể vô tư ấy, ông còn có bài vè “Sửa đình Quan Lạn” nói rõ việc thu tiền rồi ăn uống, chia chác của hào lý trong làng, còn lại không đủ tiền mua gỗ, tiền công thợ lại bắt dân đóng góp. Bọn chức dịch doạ dẫm, đe nẹt, nhưng ông cãi thắng vì “chẳng có điều gì nói sai”. Chúng tức tối mà không làm được gì ông. Dân làng thì hả hê bình luận, bài vè càng lan rộng. [36, tr160]

- Hát chèo đường

Hát chèo đường còn gọi là hát ví, hát véo, hát đố- giảng...cũng có khi gọi là hò biển, đây là một loại hình văn nghệ dân gian truyền thống, lối hát giao duyên đặc sắc theo dạng đối đáp giữa hai bên trai gái của ngư dân vùng sông nước Vân Đồn. Hát chèo đường diễn ra rất tự nhiên giữa các thuyền của ngư dân. Cuộc hát có thể diễn ra trên thuyền, dưới bến sông, trong ngày hội đình làng và đặc biệt hay trong khung cảnh đám cưới. Ở đó câu hát vang lên một cách tự nhiên, dung dị như lời tâm tình tha thiết. Qua lời hát, người ta giãi bày tâm sự và tìm những tâm hồn đồng điệu. Giữa vùng non xanh nước biếc những khi chung bến, chung bờ, những khi buông neo, chờ gió, đợi nước, thuyền này gọi hát, thuyền kia đáp lời:

Dưới hòn Gà Chọi

Anh hát câu này anh gọi nàng ra

Những lời mình hát đêm qua

Đêm nay hát nữa mau ra hát cùng

Hát cho con gái bỏ chồng

Đàn ông bỏ vợ, nạ dòng bỏ con…” [36, tr303]

Xét về hình thức, hát chèo đường Vân Đồn thực chất là hát hò biển kết hợp với hát giao duyên, được phát triển từ thể thơ lục bát truyền thống vốn rất giàu có, phong phú về câu từ, và sâu sắc, thâm thuý về ý nghĩa. Xét về nội dung, ngôn từ bài hát thường là những lời tâm tình về cuộc sống hàng ngày, về tình yêu đôi lứa, những giận hờn trách cứ, những yêu thương nhớ nhung, hay những buồn vui, kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Trong đó tâm sự về tình yêu thường là nội dung phổ biến nhất. Theo Tiến sĩ Hoàng Sơn, một nhà nghiên cứu về âm nhạc, thì cơ bản giai điệu của lối hát chèo đường rất gần với giai điệu của giọng hò miền Trung và là sự kết hợp hài hoà với điệu hát Đúm vốn có tiết tấu chậm, âm vực thấp của vùng châu thổ sông Hồng. Điều này cho thấy cư dân vùng Vân Đồn khi tiến ra biển đã tiếp thu, tích hợp một cách có sáng tạo, mang tính đặc thù riêng. [24, tr12]

Hát chèo đường là loại hình văn nghệ dân gian lâu đời, mang tính đặc trưng của người dân vùng biển Vân Đồn. Đáng tiếc là hiện nay lối hát này không còn được phổ biến rộng rãi, nhiều người trẻ tuổi không biết hát chèo đường đúng cách, đúng trật tự, lề lối...

- Ca dao

Những người dân Quan Lạn sống trên đảo, vị trí cách biệt với đất liền, họ không chỉ thiếu thông tin mà còn thiếu thốn về tình cảm. Họ rất cần giao lưu kết bạn mà hình thức chủ yếu là thông qua hát đối đáp lấy ngôn từ trong kho tàng ca dao. Để đáp ứng nhu cầu đó, những bài ca dao được sáng tác liên

tục. Cũng chính vì vậy mà ca dao của dân đảo luôn đi liền với diễn xướng, tồn tại và phát triển trong diễn xướng

Do hoạt động đánh bắt trong cùng ngư trường vịnh Hạ Long - Bái Tử Long nên sự gặp gỡ giữa các cộng đồng ngư dân diễn ra thường xuyên nên văn hoá có sự giao thoa rất lớn, vì thế ca dao vùng biển được coi là sản phẩm văn hoá tinh thần chung của ngư dân Quảng Ninh. Ca dao vùng biển phong phú về chủ đề, uyển chuyển về ngôn ngữ tiết tấu, mang đậm chất lạc quan, yêu đời phóng khoáng của ngư dân Quan Lạn nói riêng và ngư dân vùng biển Quảng Ninh nói chung.

Tình yêu quê hương gắn liền với những địa danh cụ thể của vùng biển đảo với niềm tự hào khôn xiết

Chàng trai hỏi:

“ Em là con gái Liễu Mai

Anh mong vượt biển ra ngoài đất Vân Hỏi em đâu xóm đâu làng

Mênh mông trời nước biết đường nào đi..” Cô gái trả lời:

“ Đất Vân có cửa Chà Vàng

Núi Thồng, núi Gội nghênh ngang lưng chừng Đất Vân lại có núi Vừng

Xóm Cằm, Mai Mác nửa chừng ngoài khơi Trông về Móc Vượn anh ơi

Đông Hồ, Giếng Bẹ là nơi có làng Soi Ba, soi Oản thênh thang

Lựng Giao, soi Buộm vào làng gần thay ...Muốn sang thuyền cứ chèo sang Non xanh, nước biếc, mây vàng chàng ơi”

Ở làng Vân xưa, có giếng quý lạ- giếng Hệu, các cô gái tắm gội bằng nước giếng Hệu thì làn da, mái tóc đẹp lên rất nhanh

“Ngày đi tóc chửa bằng vai

Ngày về tắm nước giếng Hệu tóc dài bằng lưng...”

Ca dao của người dân chài luôn gắn liền với cuộc sống lao động. Ngư dân có một loạt bài ca dao đặc sắc về nghề biển như hát đố, hát giảng về cá, về thiên văn địa lý, về các nghề biển, đóng thuyền... Ví dụ như:

Hỏi: Chàng là trai giữa biển khơi

Cá đâu chàng kể mấy lời cho hay

Cá gì mà lại biết bay?

Cá gì phun nước lên mây hỡi chàng

Cá gì đổ mực tối tăm

Cá gì méo miệng chỉ nằm một bên

Cá gì mà hoá thành chim

Cá gì chồng vợ nổi chìm cõng nhau

Cá gì chưa đánh đã đau

Cá gì chỉ ở bùn sâu hỡi chàng...”

Đáp: “Anh là trai giữa biển khơi

Lặng nghe anh đáp mấy lời nàng hay

Cá chuồn mà lại biết bay

Cá ông phun nước lên mây hỡi nàng

Cá mực đổ mực tối tăm

Thờn bơn méo miệng chỉ nằm một bên

Cá mòi mà hoá thành chim

Con sam chồng vợ nổi chìm cõng nhau

Cá gầu chưa đánh đã đau

Hay một bài ca dao về chắn đăng:

Chắn đăng vui lắm ai ơi

Mong sao thuận biển, thuận giời, cá to

Có khi bãi dốc chẳng mò

Đợi cơn rặc sát cá xô xuống chuồng

Có khi tía cá phải luồng

Cá vào đầy bãi liệu đường ra tay

Nhớ khi nước cạn bát ngày

Dù mà cá đến chạm tay chẳng thèm

Những chiều nước cạn bát đêm

Anh đi bắt đóm để em mò thầm

Thực lòng hỏi bạn tri ân

Cá gầu em có dám cầm hay không?

Nửa ngày lặn ngụp dưới sông

Đầu con cuối kém chắn không được gì

Nhìn nhau mà những xót xa

Bụng đói cật rét thịt ra tím bầm

Yêu nhau kể thực kẻo lầm

Hỏi nàng có lấy chồng đăng hỡi nàng?” [36, tr172]

Trong mỗi bài ca dao, người dân chài luôn gửi gắm vào đó những tâm tình, kể về những gian nan, vất vả của nghề chài lưới cũng như tình yêu lao động. Những khi biển lặng, trời yên, dân chài vui khi đánh được nhiều cá;

Gió đông nam đang còn hây hẩy

Gió đông vàng lừng lẫy thuyền lên

Giong buồm từ vũng Cặp Tiên

Hôm nay Cặp Vấn tới miền Gãnh Dong

Trở giời cá nổi cá dông áp bờ

Vui sao vui đến bất ngờ

Cá vào vỡ lưới phải chờ cá ra”

Nghề biển cũng là một nghề vất vả nguy hiểm. Do đó có không ít bài ca dao thể hiện nỗi buồn lo phất phỏng:

“Buồn trông dông nổi đằng đông

Gió thì ngược gió thuyền chồng thì xa

Đã lo ván nát thuyền hà

Lại lo một nỗi phong ba thuyền chồng”

Cao dao là một mảnh hồn của quê hương, mảnh hồn của con người, phản ánh đặc trưng vùng miền. Với tính chất lạc quan phóng khoáng như chính thiên nhiên kì vĩ vùng biển đảo, người dân chài có không ít bài ca dao phản ánh cuộc sống lạc quan tâm hồn rộng mở:

“Anh là con trai thuyền nghề

Tối đi buông lưới, sáng về đậu chơi

Thuyền kề bãi cát thảnh thơi

Non xanh, nước biếc, mây trời mà vui” [42, 5]

Song phong phú cung bậc và giàu sắc thái hơn cả vẫn là ca dao về tình yêu đôi lứa. Trong ca dao về tình yêu đôi lứa của dân chài có một đặc điểm nổi bật là khát vọng tự do yêu đương. Với dân chài, Nho giáo và các tập tục phong kiến không đè nặng như cư dân trên bờ. Họ không biết chữ, không được học sách Thánh hiền, không bị các thế lực cường quyền áp chế mà sống rất tự do. Do vậy tuy dân chài có lấy vợ lấy chồng sớm nhưng hầu như không

Một phần của tài liệu Văn hoá đảo quan lạn huyện vân đồn tỉnh quảng ninh trong lịch sử (Trang 75 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)