1 Quan điểm của Đảng và nhà nước

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm tăng cường công tác XK lao động ở VN. (Trang 55 - 57)

3. 1 Định hướng phát triển XKLĐ

3.1. 1 Quan điểm của Đảng và nhà nước

Xuất khẩu lao động ra nước ngoài thực ra đã được nhà nước ta quan tâm từ lâu. Ngay vào đầu thập niên 80, Việt Nam bắt đầu thực hiện các hoạt động xuất khẩu lao động. Trong giai đoạn 10 năm đầu (1980-1990) chương trình được thực hiện theo cơ chế ban cấp thông qua các hiệp định ký song phương với các nước XHCN. Từ cuối năm 1991 đến nay, cùng với chính sách đổi mới và mở rộng quan hệ quốc tế với bên ngoài, hoạt động xuất khẩu lao động đã chuyển sang cơ chế thị trường với quy mô lớn hơn. Đảng và nhà nước ta đã và đang có nhiều chương trình, dự thảo nhằm tăng cường công tác XKLĐ. Mới đây, dự thảo Luật gồm 8 Chương, 62 Điều và so với những quy định hiện hành đã thể hiện được chủ trương của Đảng và Nhà nước; quy định rõ quyền và nghĩa vụ của của doanh nghiệp, tổ chức đưa người đi làm việc ở nước ngoài, của người lao động đi làm việc ở nước ngoài; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài; trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp; quy định chế tài xử lý các vi phạm. Theo Ban soạn thảo, dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là loại dịch vụ có tác động trực tiếp đến người lao động và có những yếu tố đặc thù khác nhau: địa điểm làm việc ở nước ngoài, các quan hệ lao động đều có yếu tố nước ngoài. Để bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì không nên cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động dịch vụ này. Khi soạn thảo Luật, Ban soạn thảo cũng đã có tham khảo một số nước, tiêu biểu là Trung Quốc, cũng có quy định không cho phép doanh nghiệp có vốn nước ngoài tham gia hoạt động trong lĩnh vực này. Dự thảo Luật cũng quy định giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở

nước ngoài được cấp cho doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Luật này tương tự như giấy phép hoạt động của một số loại dịch vụ có điều kiện khác (giấy phép hành nghề khám chữa bệnh, khai thác khoáng sản…). Doanh nghiệp cũng có thể bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, tước quyền sử dụng trong những trường hợp nhất định như: doanh nghiệp ngừng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hoạt động không hiệu quả hoặc vi phạm pháp luật về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng việc thực hiện các giải pháp để phát triển hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài một cách bền vững, trong đó tập trung vào những giải pháp trọng tâm sau:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Từ năm 1996 đến nay, Chính phủ đã lần lượt ban hành 4 Nghị định, đặc biệt năm 2006, Quốc hội đã ban hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2007. Với luật này, hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài có một khung pháp lý vững chắc và đầy đủ để phát triển trong thời gian tới.

- Đàm phán với các nước nhận lao động Việt Nam để ký kết các thoả thuận và hợp tác trong lĩnh vực tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc. Cho đến nay, Việt Nam đã ký các hiệp định với các nước Hàn Quốc, Malayxia, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Ô-man, Qatar; đang đàm phán và chuẩn bị ký kết các hiệp định với Các tiểu Vương quốc Arập Thống Nhất, Ba-ranh, Libi, Liên bang Nga… Đối với các nước nhận lao động Việt Nam nhưng chưa có hiệp định hoặc thoả thuận, chúng ta đã tiếp xúc, đàm phán và tạo ra sự hợp tác chính thức với Chính phủ các nước trên thực tế nhằm phối hợp quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam.

- Coi trọng công tác quản lý, giám sát hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Bộ LĐ-TB&XH cùng các bộ, ngành liên quan và Chính quyền địa phương thường xuyên theo dõi, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, gây ảnh hưởng đến quyền lợi đến quyền lợi người lao động.

- Tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động làm việc ở nước ngoài. Chính phủ Việt Nam giao cho các đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động. Tại các các nước có nhiều lao động Việt Nam làm việc, đã thành lập các Ban Quản lý lao động trong cơ quan đại diện để thực hiện nhiệm vụ này. Ngoài ra, luật pháp Việt Nam cũng quy định các doanh nghiệp làm dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải có trách nhiệm cử đại diện ở các nước nhận lao động để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

- Hỗ trợ người lao động có đủ năng lực và kiến thức cần thiết để có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình khi làm việc ở nước ngoài. Mọi người đi làm việc ở nước ngoài được đào tạo, bồi dưỡng về tay nghề, kiến thức pháp luật, phong tục tập quán, các ứng xử trong công việc và cuộc sống của nước sẽ đến làm việc.

- Xây dựng lộ trình sắp xếp, phát triển doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo định hướng, tiêu chí của Luật Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở đào tạo của doanh nghiệp để chủ động tạo nguồn lao động có chất lượng theo yêu cầu của thị trường, xây dựng thương hiệu, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Có cơ chế biện pháp cụ thể để hỗ trợ người lao động, người nghèo vay vốn, học nghề, làm thủ tục xuất khẩu lao động.

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm tăng cường công tác XK lao động ở VN. (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w