3. 1 Định hướng phát triển XKLĐ
3.1. 2 Mục tiêu trong những năm tớ
Với quy mô, dân số Việt Nam đứng thứ 14 trên thế giới, trong đó có khoảng 46 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Số lượng người từ 15 tuổi trở lên chiếm 70% dân số, trong đó số lao động trẻ chiếm 45,6%. Đây là lợi thế rất lớn, là tiềm năng quan trọng để chúng ta xây dựng và phát triển đất nước. Mỗi năm, lực lượng lao động của Việt Nam được bổ sung thêm 1 triệu lao động trẻ. Những năm gần đây, bình quân mỗi năm giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 1,1 triệu - 1,2 triệu người. Kết quả là, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị hiện chỉ còn 5,1%. Mục tiêu, từ năm 2007 trở đi, mỗi năm cố gắng tạo ra việc làm mới cho khoảng 1,6 triệu lao động. Tạo việc làm mới ở đây phải hiểu là ngoài việc làm mới ở trong nước, còn tạo việc làm mới ở nước ngoài mà cụ thể là cố gắng đẩy nhanh việc xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động cũng đã và đang có những hướng
phát triển mới. Theo nhận định của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, năm 2008 các thị trường truyền thống sẽ tiếp tục khó khăn: Đài Loan vẫn tiếp tục đóng cửa đối với lao động Việt Nam trong lĩnh vực giúp việc nhà, Nhật Bản số lượng tăng nhanh không đáng kể (năm 2007 là 5.517 người). Chỉ tiêu 85.000 lao động chỉ có thể trông chờ một phần vào thị trường Hàn Quốc theo chương trình EPS và các thị trường mới trong đó có CH Séc và Trung Đông. Với thị trường Trung Đông, Bộ lao động – thương binh và xã hội chỉ đạo các doanh nghiệp tập trung khai thác các hợp đồng nhận lao động có tay nghề cao, thu nhập khá và tổ chức tốt công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Thị trường Séc chính thức khai thông năm 2007 được nhận định là thị trường tiềm năng nhất trong 2008. Hiện các doanh nghiệp đã đưa được trên 400 lao động sang làm việc tại Séc với mức thu nhập ổn định khoảng 500-700 USD/tháng. Trong thời gian tới, Bộ lao động thương binh và xã hội cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán để chọn ra một số doanh nghiệp Séc có khả năng và kinh nghiệm để hợp tác, tìm kiếm, ký kết hợp đồng đưa lao động đi. Bộ này nhấn mạnh rằng sẽ chỉ đạo chặt chẽ công tác tuyển chọn lao động phù hợp và tổ chức tốt công tác quản lý lao động tại Séc đồng thời sẽ đàm phán để đề nghị Đại sứ quán Séc tại Hà Nội cải tiến quy trình thủ tục cấp visa cho lao động một cách công khai, minh bạch. Trong những năm tới mục tiêu đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động là phải phấn đấu đưa 85.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài đồng thời với chỉ tiêu về chất lượng như tăng tỷ trọng lao động có nghề, tăng số lượng lao động đến các thị trường có thu nhập khá và thu nhập cao, giảm thiểu rủi ro cho cả người lao động và doanh nghiệp, nâng cao uy tín của từng đơn vị và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế. Để đạt mục tiêu này, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động nước ta phải vượt qua nhiều thách thức từ cả thị trường trong nước và ngoài nước.
Đối với thị trường ngoài nước
Sự cạnh tranh giữa công ty các nước cung ứng lao động ngày càng trở nên gay gắt hơn, trong đó về cơ bản và lâu dài vẫn là sự cạnh tranh về chất lượng, thể hiện ở hai khía cạnh.
Một là, đòi hỏi kỹ năng nghề, ngoại ngữ và tính kỹ luật của người lao động ngày càng cao. Doanh nghiệp nào, quốc gia nào có được nguồn lao động chất lượng cao hơn sẽ có nhiều hợp đồng hơn, chi phí môi giới thấp hơn và thu nhập của người lao động cao hơn.
Hai là, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, tâm huyết, trách nhiệm cao của họ trong công việc đem lại chất lượng dịch vụ tốt của doanh nghiệp đối với đối tác nước ngoài.
Cả hai yếu tố đó đều không thể thiếu, chúng bổ sung cho nhau và trên thực tế đang là thách thức từ thị trường ngoài nước, đòi hỏi doanh nghiệp phải vượt qua.
Đối với thị trường trong nước.
Nguồn lao động kỹ năng nghề cao, ngoại ngữ khá chưa có đủ để tuyển chọn cho cả thị trường trong nước và ngoài nước. Đặc biệt, với thị trường ngoài nước, người lao động không những cần đạt được yêu cầu về kỹ năng nghề, ngoại ngữ mà còn phải hội đủ nhiều yếu tố khác như: sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình, tiền vốn…mới có thể tham gia vào thị trường ngoài nước, nên việc tìm kiếm, tuyển chọn ngày càng khó hơn. Từ góc nhìn này, sẽ không sai khi nói rằng, nhiều doanh nghiệp không thiếu “thị trường và hợp đồng cao” – cao về thu nhập, điều kiện làm việc và đãi ngộ mà lại thiếu chính cái mà mình phải có - đó là nguồn lao động có chất lượng.
Cơ hội lựa chọn việc làm của người lao động được mở rộng, kéo theo đó là tâm lý kén chọn thị trường cao hơn khả năng thực sự của họ. Điều đáng mừng là nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển với tốc độ khá cao, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhanh tạo thêm nhiều chổ làm mới. Thêm vào đó là một số thị trường có thu nhập cao hơn vừa hé mở, một số lượng nhất định lao động Việt Nam đã vào được thị trường này. Tuy nhiên, cũng chính trong hoàn cảnh đó, một bộ phận đáng kể người lao động do nhiều nguyên nhân, trong đó một phần chưa nắm bắt đầy đủ thông tin, đã nãy sinh tâm lý “kén chọn” thị trường thu nhập cao mà không tính đến điều kiện cụ thể của mình có đáp ứng được yêu cầu hay không? Đây chính là khó khăn lớn cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lâu nay chủ yếu cung ứng cho thị trường phù hợp với lao động có trình độ thấp, “thị trường giảm nghèo”.
Một thách thức nữa đó là về chất lượng tuyển chọn, đào tạo, giáo dục đính hướng cho người lao động của các doanh nghiệp. Đây là tồn tại, là điểm yếu của một bộ phận doanh nghiệp, nhưng cũng là thách thức với tất cả các doanh nghiệp nếu muốn vượt qua chính mình để phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn.
Xuất khẩu lao động hướng mạnh tới thị trường thu nhập cao. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động đang bắt đầu năm 2008 với hàng loạt kế hoạch đầu tư bài bản hơn nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng hơn cho thị trường lao động có thu nhập cao ở nước ngoài. Bên cạnh các thị trường truyền thống đang giải quyết nhiều công ăn việc làm cho lao động nước ta như Malaysia, Trung Đông… Xuất khẩu lao động sẽ hướng mạnh vào các thị trường lao động có thu nhập cao trong năm tới. Hiện nay, đã có những bước khởi động rất tốt tại các thị trường này trong năm 2007. Cụ thể, gần đây các doanh nghiệp đã đưa được những thợ có tay nghề cao như thợ hàn, thợ sơn, đầu bếp sang Australia làm việc. Đây là bước chuyển đổi quan trọng của các doanh nghiệp từ chỗ chạy theo số lượng sang thời kỳ tìm kiếm thị trường có thu nhập cao nhưng trình độ cũng phải cao. Một vấn đề cũng đang đặt ra cho thị trường XKLĐ hiện nay là lao động Việt Nam khó tiếp cận những thị trường lao động thu nhập cao và đang cần nhiều lao động ngoài nước. Mặc dù các doanh nghiệp XKLĐ đã thâm nhập nhiều năm vào các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản nhưng số lao động có nhu cầu đi vẫn rất lớn và số lao động được tuyển chọn sang các nước này lại quá ít. Còn những thị trường mới như Mỹ, Canada, Australia, Síp, Cộng hòa Czech... thì lao động Việt Nam lại rất khó tiếp cận do trình độ hạn chế. Việc Chính phủ Hàn Quốc dừng thực hiện chương trình tiếp nhận lao động dưới hình thức tu nghiệp sinh công nghiệp, vì vậy lao động Việt Nam sang làm việc tại nước này chỉ được thực hiện theo chương trình tiếp nhận lao động nước ngoài do Bộ Lao động Hàn Quốc và Bộ LĐTB&XH Việt Nam phối hợp. Nhưng số lượng lao động được tiếp nhận có hạn (mỗi năm chừng 10 ngàn người), trong khi lại có quá nhiều nhu cầu. Với thị trường Czech, từ đầu năm 2007, Bộ chỉ đạo mở lại thị trường để thí điểm đưa lao động đi. Đến nay mới đưa được khoảng 400 lao động. Lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước thì cho rằng: Phần lớn những thị trường lao động thu nhập cao đều có những quy định khắt khe riêng, đặc biệt là về trình độ tay nghề và ngoại ngữ. Như muốn vào thị
trường Canada, các doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam phải phối hợp với phía bạn đào tạo nghề để họ cấp chứng chỉ rồi mới được cấp visa. Ngoài ra, ngoại ngữ vẫn là rào cản lớn nhất cho các lao động phổ thông. Để trúng tuyển các kỳ phỏng vấn sang Canada, Australia, Mỹ..., người lao động phải nói được tiếng Anh lưu loát… Trong năm 2008, ngoài việc triển khai các giải pháp nâng cao trình độ cho người lao động, Cục sẽ có định hướng để các doanh nghiệp “mặn mà” hơn với các thị trường khó tuyển lao động này.
Trong những năm tới, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục phát triển hình thức tu nghiệp sinh ở Nhật Bản với các định hướng cơ bản sau:
Thứ nhất, tăng số lượng và mở rộng ngành nghề tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản như y tá, các nghề trong lĩnh vực dịch vụ...
Thứ hai, tăng thời gian tu nghiệp tại Nhật Bản từ 3 lên 5 năm, trong đó có 1 năm tu nghiệp và 4 năm thực tập kỹ năng.
Thứ ba, đề nghị cấp giấy chứng nhận về tay nghề, tiếng Nhật cho người lao động sau khi hoàn thành hợp đồng để họ có thể dễ dàng tìm kiếm việc sau khi trở về Việt Nam.
Thứ tư, đề nghị phía Nhật Bản có những biện pháp quản lý chặt chẽ và xử lý những doanh nghiệp tiếp nhận lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp để hạn chế tình trạng này.
Trong năm 2007, số lượng tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản tăng đáng kể, vượt qua Philippin, ngang bằng với Indonesia và chỉ đứng sau Trung Quốc. Tuy nhiên, chương trình này cũng còn tồn tại một số vấn đề, đặc biệt là việc tu nghiệp sinh bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp. Năm 2007, mặc dù tỷ lệ này đã giảm rõ rệt nhưng số lượng vẫn còn lớn. Hiện nay pháp luật Nhật Bản cũng đặt ra yêu cầu mới với việc quản lý tu nghiệp sinh theo hướng bảo vệ, giúp đỡ để họ có quyền bình đẳng như người lao động bản địa. Từ cuối năm 2007, Nhật Bản đã tăng cường quản lý các doanh nghiệp có tu nghiệp sinh nước ngoài; thiết lập các đường dây nóng để tu nghiệp sinh phản ánh những vướng mắc bằng tiếng mẹ đẻ, trong đó có tiếng Việt. Bộ Tư pháp Nhật Bản đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp tiếp nhận thực hiện chặt chẽ việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tu
nghiệp sinh; lực lượng cảnh sát cũng tăng cường các chiến dịch truy quét và xử lý những lao động bỏ trốn và chủ doanh nghiệp tiếp nhận lao động bất hợp pháp.
Trong năm 2008 cần tập trung vào 3 nhiệm vụ trọng tâm là bảo đảm số lượng đưa đi từ 85 nghìn lao động trở lên; nâng cao chất lượng nguồn lao động để đáp ứng yêu cầu của thị trường cũng như nhiệm vụ đã được Chính phủ giao; quản lý và bảo vệ tốt quyền lợi của người lao động Việt Nam ở nước ngoài. Về các giải pháp cụ thể, Cục cần tập trung đẩy mạnh việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện khẩn trương việc cấp đổi giấy phép cho các doanh nghiệp; có các biện pháp sát thực đối với 3 nhóm thị trường truyền thống, thị trường châu Âu và thị trường Trung Đông; chú trọng việc quản lý và bảo vệ quyền lợi của người lao động; tiếp tục cải cách hành chính, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin và internet trong quản lý và cung cấp thông tin tới đông đảo các đối tượng; đổi mới công tác thanh, kiểm tra; kiện toàn tổ chức bộ máy và biên chế. Điểm nhấn và là nhiệm trọng tâm của năm 2008 mà Cục cần thực hiện tốt là phải nâng cao chất lượng nguồn lao động, nâng cao tỷ lệ lao động có tay nghề. Muốn vậy, Cục cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan, xây dựng kế hoạch và biện pháp cụ thể, sát thực ngay từ đầu năm.
Trong thời gian tới, Nước ta sẽ giảm dần việc xuất khẩu người giúp việc gia đình. (Theo trang báo điện tử VnExpress) Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và nhi đồng Nguyễn Viết Chức tha thiết đề nghị dự luật nên có một điều khoản hạn chế xuất khẩu ôsin. “Lương của họ chẳng được bao nhiêu,