3 Giải pháp đối với người lao động

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm tăng cường công tác XK lao động ở VN. (Trang 73 - 80)

3. 2 Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác XKLĐ Ở VIỆT NAM.

3.2. 3 Giải pháp đối với người lao động

Người lao động cần tỉnh táo nắm bắt được các thông tin chính xác. Khi có nhu cầu XKLĐ, hãy liên hệ trực tiếp với cục quản lý lao động nước ngoài và Bộ lao động thương binh và xã hội cũng như cơ quan ban ngành hữu quan ở địa phương, thông qua ban chỉ đạo xã hội địa phương, các công ty có chức năng XKLĐ, không đi qua môi giới, cò mồi. Riêng với người lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc cần lưu ý rằng hiện trung tâm lao động ngoài nước (OWC) là cơ quan duy nhất được Bộ lao động thương binh và xã hội và Bộ lao động Hàn Quốc uỷ quyền việc thực hiện tuyển chọn và đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại nước này.

Kịp thời giải quyết các mâu thuẫn phát sinh giữa người lao động và chủ sử dụng lao động nhằm tránh việc người lao động bỏ trốn do bất mãn. DN phải thống nhất việc thu phí dịch vụ, phí phái cử của người lao động đối với các DN. Không

nên xem việc thu đặt cọc cao là giải pháp chống trốn. Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là lĩnh vực hoạt động nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp... Nghĩa là đối tượng đi XKLĐ trước hết, chủ yếu là những người có thu nhập thấp, thuộc diện cần xóa đói, giảm nghèo. Thế nhưng, việc đưa ra các biện pháp nhằm đối phó với tình trạng bỏ trốn hiện nay của các DN lại vô hình trung trở thành việc tạo cơ hội cho những người giàu có đi XKLĐ, khóa lại cơ hội cho những người nghèo, người có thu nhập thấp. Công bằng mà nói, ngoài phí dịch vụ được thu theo quy định của Nhà nước, nếu DN XKLĐ không thu tiền đặt cọc cao để "đề phòng" người lao động bỏ trốn thì khi việc bỏ trốn xảy ra họ sẽ vô cùng khốn đốn do việc phải bồi thường cho đối tác. Tổng chi phí phải nộp để được đi làm việc ở nước ngoài lên đến cả 100 triệu đồng thậm chí là mười ngàn USD thì quả là điều không thể đối với đại bộ phận người lao động. Điều này làm áp lực phải kiếm được nhiều tiền bù lại, khiến lao động bỏ trốn nhiều hơn. XKLĐ thực chất là hoạt động kinh tế đối ngoại đặc thù. Hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại từ lĩnh vực này rất lớn. Nếu cân đối giữa tỷ lệ gia tăng dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm thì đến năm 2020 nước ta vẫn phải XKLĐ và chuyên gia. Điều đó có nghĩa là, thực tế hoạt động này đang cần một văn bản pháp quy hoàn chỉnh vừa mang tính định hướng vừa đưa ra các biện pháp chế tài nhằm hoạt động hiệu quả hơn đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội. Luật có những quy định nào để bảo vệ quyền lợi cũng như ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Liệu luật có những quy định nào để bảo vệ quyền lợi cũng như ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài? Dự thảo Luật quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động được quyền yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về đưa người đi lao động ở nước ngoài; thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; được vay vốn của các tổ chức tín dụng; được doanh nghiệp, tổ chức đưa đi làm việc ở nước ngoài giáo dục định hướng trước khi đi. Người lao động được Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài bảo hộ các quyền và lợi ích

hợp pháp; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền lợi theo hợp đồng lao động; được bồi thường thiệt hại trong trong trường hợp doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp vi phạm hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nhằm bảo đảm cho người lao động thực hiện đúng hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài, dự thảo Luật quy định về việc bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài để thực hiện các nghĩa vụ vật chất thay cho người lao động trong trường hợp người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình gây thiệt hại cho doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Mặt khác, cần nghiên cứu để xây dựng đề án giải quyết việc làm hậu XKLĐ. Có rất nhiều lao động sau khi hết hạn hợp đồng trở về rơi vào tình trạng thất nghiệp do không tìm được việc làm. Điều đó tạo ra phản ứng dây chuyền khiến cho những lao động khác đang làm việc ở nước ngoài không dám trở về do sợ rơi vào hoàn cảnh như trên và "hò nhau" bỏ trốn. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, cần phải tìm hiểu về các văn kiện, cơ chế quốc tế và khu vực có liên quan cũng như pháp luật của các nước tiếp nhận lao động Việt Nam.

Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng việc thực hiện các giải pháp để phát triển hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài một cách bền vững, trong đó tập trung các giải pháp trọng tâm:

- Đàm phán với các nước nhận lao động Việt Nam để ký kết các thoả thuận và hợp tác trong lĩnh vực tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc. Cho đến nay, Việt Nam đã ký các hiệp định với các nước Hàn Quốc, Malayxia, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Ô-man, Qatar; đang đàm phán và chuẩn bị ký kết các hiệp định với Các tiểu Vương quốc Arập Thống Nhất, Ba-ranh, Libi, Liên bang Nga… Đối với các nước nhận lao động Việt Nam nhưng chưa có hiệp định hoặc thoả thuận, chúng ta đã tiếp xúc, đàm phán và tạo ra sự hợp tác chính thức với Chính phủ các nước trên thực tế nhằm phối hợp quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam.

- Coi trọng công tác quản lý, giám sát hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Bộ LĐ-TB&XH cùng các bộ, ngành liên quan và chính quyền

địa phương thường xuyên theo dõi, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, gây ảnh hưởng đến quyền lợi đến quyền lợi người lao động.

- Tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động làm việc ở nước ngoài. Chính phủ Việt Nam giao cho các đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động. Tại các các nước có nhiều lao động Việt Nam làm việc, đã thành lập các Ban Quản lý lao động trong cơ quan đại diện để thực hiện nhiệm vụ này. Ngoài ra, luật pháp Việt Nam cũng quy định các doanh nghiệp làm dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải có trách nhiệm cử đại diện các nước nhận lao động để bảo vệ quyền lợi người lao động.

- Hỗ trợ người lao động có đủ năng lực và kiến thức cần thiết để có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình khi làm việc ở nước ngoài. Mọi người đi làm việc ở nước ngoài được đào tạo, bồi dưỡng về tay nghề, kiến thức pháp luật, phong tục tập quán, các ứng xử trong công việc và cuộc sống của nước sẽ đến làm việc.

Bên cạnh những giải pháp thúc đẩy công tác xuất khẩu lao động thì các cơ quan, các cấp ngành và bộ phận hữu quan cũng cần tìm giải pháp giải quyết việc làm cho người hoàn thành hợp đồng lao động trở về nước. Bởi vì vấn đề việc làm cho người lao động khi về nước hiện nay vẫn còn thiếu một chiến lược lâu dài, người lao động khi trở về nước thì việc làm vẫn rất là bấp bênh. Vì vậy người lao động hầu như không yên tâm khi về nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng người lao động khi hết hợp đồng không muốn trở về nước mà sống bất hợp pháp ở nước người.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức sôi động và mạnh mẽ như ngày nay xuất khẩu lao động là một tất yếu khách quan không những đối với đất nước Việt Nam mà còn đối với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Cùng với sự tăng tốc của các cường quốc mạnh và những phát minh khoa học công nghệ tiên tiến tối ưu thì ngoài việc học hỏi tiếp thu các thành tựu của nước bạn, chúng ta cần đem chính những nhân công Việt Nam sang tận các nước đó để tiếp thu những kỹ năng nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nước sở tại. Bởi nếu được trực tiếp quan sát, làm việc thì chúng ta sẽ nhanh chóng lĩnh hội tốt hơn. Đồng thời xuất cảnh làm cho người lao động Việt Nam có cơ hội mở rộng tầm nhìn toàn cảnh nền kinh tế thế giới, để rồi cải thiện cuộc sống người lao động, gây dựng viễn cảnh tương lai tươi sáng hơn cho chính mình và tương lai phồn thịnh của đất nước mình.

Trong thời gian qua có gần nửa triệu lao động Việt Nam, bao gồm cả lao động kỹ thuật lẫn lao động giản đơn hiện đang lao động ở 40 nước và vùng lãnh thổ, xuất khẩu lao động đã góp phần đáng kể vào mục tiêu giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo và thu thêm ngoại tệ cho đất nước. Tuy nhiên cần hiểu và giải quyết vấn đề xuất khẩu lao động này như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh của đất nước là một vấn đề cần phải có chiến lược lâu dài và vững chắc. Vì thế trả lời câu hỏi ai thuộc diện xuất khẩu lao động? ai đi ? đi đâu? và đi như thế nào? lại là một vấn đề lớn mà để giải quyết được một cách toàn diện thì cần phải có sự quan tâm và nhập cuộc của rất nhiều nhà hoạch định chính sách, tư vấn chuyên gia và hơn hết là các doanh nghiệp – đơn vị trực tiếp xây dựng hình ảnh về công ty xuất khẩu lao động.trong con mắt người lao động và trên trường quốc tế.

Do yêu cầu về xuất khẩu lao động ngày càng khắt khe về trình độ lao động, kỹ năng tay nghề, nhất là đối với công việc trong công xưởng, nhà máy; về kỷ luật lao động và ngoại ngữ, nhất là tại các thị trường không thông dụng tiếng Anh. Hiện lao động của nước ta ra nước ngoài cơ bản đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp sở tại, nhưng tay nghề, trình độ còn hạn chế, nên khó đưa sang các nước có nền kinh tế phát triển. Tại các thị trường truyền thống, phần lớn lao động Việt Nam được

đánh giá khá tốt về khả năng làm việc, chăm chỉ và tiếp thu nhanh. Nhìn chung, thu nhập của người lao động ổn định. Đặc biệt, lao động làm việc trong các nhà máy sản xuất công nghiệp, công trường xây dựng lớn có liên doanh với nước ngoài có điều kiện làm việc, ăn ở và thu nhập khá tốt.

Song, một vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xuất khẩu lao động của Việt Nam là tình trạng lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp ngày càng nhiều, dẫn tới việc một số thị trường phía bạn ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam. Để khắc phục tình trạng này, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã đưa ra một số giải pháp nhằm chấn chỉnh công tác tuyển chọn, đào tạo - giáo dục định hướng, quản lý lao động ở nước ngoài của các doanh nghiệp; đồng thời tìm kiếm, vận động đưa số lao động bất hợp pháp này về nước. Tuy nhiên trên thực tế, chúng ta chưa có chế tài đủ mạnh để hạn chế, tiến tới ngăn chặn tình trạng lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm ăn, cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài.

Vì vậy để giảm bớt đi những điểm hạn chế và tăng cường những thành tựu cho công tác XKLĐ thì cần tiến hành những giải pháp sau:

Thứ nhất, Bộ lao động - Thương binh và Xã hội cần tiến hành rà soát, đánh giá các yếu tố liên quan và khẩn trương hoàn tất dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Thứ hai, tiếp tục xúc tiến và mở rộng thị trường. Phối hợp với các bộ, ngành, tỉnh, thành phố, doanh nghiệp phát triển thị trường xuất khẩu lao động. Đồng thời, kiện toàn Ban Quản lý lao động, đầu tư trang thiết bị, điều kiện làm việc và chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ về phát triển thị trường, về quản lý lao động ở nước ngoài, cũng như đội ngũ quản lý doanh nghiệp XKLĐ.

Thứ ba, làm tốt công tác quản lý lao động ở nước ngoài và đổi mới công tác đào tạo, giáo dục lao động trước khi đi.

Thứ tư, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền. Theo đó, các tỉnh, thành phố cần rà soát, bổ sung đề án xuất khẩu lao động với các nội dung bao gồm: thông tin, tuyên truyền chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy chế, quy trình xuất khẩu lao động với các hình thức phù hợp đến tận thôn, bản, tới người dân với tinh thần thật dễ hiểu.

Đồng thời, xây dựng lộ trình sắp xếp, phát triển doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo định hướng, tiêu chí của Luật Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở đào tạo của doanh nghiệp để chủ động tạo nguồn lao động có chất lượng theo yêu cầu của thị trường, xây dựng thương hiệu, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Có cơ chế biện pháp cụ thể để hỗ trợ người lao động, người nghèo vay vốn, học nghề, làm thủ tục XKLĐ.

Để đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động thì không chỉ đòi hỏi nỗ lực của các doanh nghiệp mà còn cần tới sự liên kết phối hợp giữa cơ quan nhà nước và bản thân người lao động.

Thực hiện tốt những giải pháp trên chúng tôi tin rằng xuất khẩu lao động của Việt Nam sẽ ngày một mạnh hơn về cả chất lẫn lượng.Và thương hiệu lao động Việt Nam sẽ được khẳng định trên trường Quốc tế.

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm tăng cường công tác XK lao động ở VN. (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w