Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Cty TNHH Việt – Ý (Trang 50)

g. Các hệ số thanh toán

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty

a. Hoàn thiện quản lý ngân quỹ

Ngân quỹ là máu sống của một doanh nghiệp. Thiếu hụt ngân quỹ, doanh nghiệp dù có thể có quy mô rất lớn, lợi nhuận rất tốt nhưng vẫn có thể phá sản vì không thanh toán được các nghĩa vụ tài chính. Trong quản trị tài chính doanh nghiệp ở các nước phát triển, các nhà quản trị tài chính đặc biệt chú trọng đến quản lý ngân quỹ và báo cáo ngân quỹ đã trở thành báo cáo tài chính quan trọng bậc nhất trong hệ thống báo cáo tài chính.

Các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay hầu như chưa nhận thức được vai trò quan trọng của quản lý ngân quỹ và cũng chưa được trang bị những kiến thức về quản lý ngân quỹ.

Vì vậy theo tôi, việc quản lý ngân quỹ là một công đoạn hết sức quan trọng giúp doanh nghiệp hạch toán được thua lỗ hay lợi nhuận cao để từ đó đưa ra được những chiến lược kinh doanh hợp lý.

b. Hoàn thiện quản lý các khoản phải thu

Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tài sản lưu động. Các khoản phải thu lớn không phải là thể hiện sự kém hiệu quả mà cái quan trọng là thời gian thu hồi của nó. Do vậy muốn nâng cao hiệu quả, công ty cần thực hiện các biện pháp đẩy nhanh thời gian thu tiền như sau :

- Trong các hợp đồng với khách hàng phải quy định rõ thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán,… và yêu cầu các bên phải chịu trách nhiệm một cách đầy đủ và nghiêm túc các điều khoản đã quy định trong hợp đồng. Ví dụ : nếu thanh toán chậm so với thời gian quy định sẽ phải chịu phạt vi phạm hợp đồng. Công ty có thể từ chối ký hợp đồng với các khách hàng nợ khó đòi.

- Công ty nên áp dụng các khoản chính sách chiết khấu từ việc bán tour, giảm giá tour mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt, thanh toán nhanh, hạn chế việc thanh toán chậm, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu. - Đôn đốc các nhân viên kinh doanh tiến hành thu nợ kịp thời không để tình

trạng nợ lâu.

- Cần khai thác tối đa các nguồn vốn trong khả năng cho phép để tài trợ cho tài sản lưu động :

- Bổ xung và đầu tư vốn sao cho đảm bảo hoạt động kinh doanh và có hiệu quả là nhiệm vụ của doanh nghiệp. Bởi không ai hiểu thị trường kinh doanh có hiệu quả bằng doanh nghiệp, doanh nghiệp là người chủ yếu quyết định mức độ và thời gian khắc phục tồn tại nêu trên. Huy động vốn bằng hình thức vay ngắn hạn chỉ là tạm bợ trước mắt.

3.3. Đề xuất đối với Công ty TNHH Việt - Ý:

3.3.1. Hoàn thiện tổ chức của công ty, nâng cao chất lượng cán bộ :

+ Công ty nên cải tổ lại bộ máy làm việc cũng như cơ cấu nhân sự của phòng kế toán, vì năng lực của phòng kế toán còn rất yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu làm việc của hệ thống kế toán hiện đại hiện nay.

+ Nên khuyến khích khả năng làm việc của nhân viên thông qua việc tăng lương đối với những nhân viên có năng lực và trách nhiệm cao trong công việc.

+ Nên có những chính sách phạt đối với những nhân viên làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty như làm giảm nguồn tiền mặt đi do làm sai phạm hợp đồng với đối tác và bị đối tác phạt.

+ Khối lượng công việc người trưởng phòng kế toán tài chính phải đảm nhiệm là vô cùng nặng nề, vất vả. Chỉ riêng với vai trò “ trưởng phòng kế toán “ phải trực tiếp chỉ đạo và điều hành bộ phận hạch toán kế toán với số lượng nhân viên khá đông đã là một khó khăn lớn. Bên cạnh đó người trưởng phòng còn có trách nhiệm nắm bắt các thông tin về tình hình tải sản và nguồn vốn cuả công ty để có thể đưa ra những quyết định về thanh toán trả nợ, vay vốn,… đúng đắn, kịp thời, có nghĩa là

người trưởng phòng phải thực hiện vai trò trưởng phòng kế toán vừa của trưởng phòng kế toán vừa của trưởng phòng tài chính.

3.3.2. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo

Người lãnh đạo là người luôn biết cách hoạch định công việc và phân công công việc cho nhân viên cấp dưới mình. Vì vậy họ phải có tầm nhìn xa và biết cách truyền đạt những ý tưởng cho nhân viên hiểu để cùng thực hiện ý tưởng đó với mình. Vì vậy việc nâng cao nhận thức của người lãnh đạo là rất quan trọng.

3.3.3. Đề xuất khác

* Nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sản phẩm của công ty TNHH Việt – Ý là các tour du lịch, do đó việc nâng cao chất lượng sản phẩm đồi hỏi chương trình tour phải đa dạng, phong phú mà vẫn đảm bảo được sức khỏe cũng như để khách có mong muốn đến thăm quan Việt Nam nhiều lần chứ không phải một lần.

- Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề đội ngũ cán bộ công nhân viên nhất là trình độ hiểu biết về văn hóa cũng như trình độ chuyên môn của các hướng dẫn viên vì chính họ là cầu nối giữa các nền văn hóa. - Hàng năm phải tổ chức cho nhân viên phòng điều hành và nhân viên phòng

kinh doanh đi khảo sát thực tế lại các điểm du lịch vì nhờ đó làm chương trình mới có sức hút hơn, qua đó mới có thể giới thiệu hình ảnh của đất nước mình cho du khách một cách đúng đắn và tạo cho hình ảnh của các điểm thăm quan có hồn hơn.

* Chú trọng tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Tích cực tiềm kiếm đối tác, tìm kiếm nguồn khách hàng trên nhiều nước hơn nữa thông qua việc bán hàng trên mạng, tham gia các hội trợ có tầm cỡ quốc tế.

Cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, vấn đề giảm chi phí, hạ giá thành tour sẽ giúp công ty chiếm lĩnh được thị trường, bán tour nhanh, tăng tốc độ luân chuyển tài sản lưu động. Việc giảm chi phí, hạ giá thành từ đó góp phần tăng tốc độ luân chuyển tài sản sẽ tạo điều kiện cho công ty có thể mở rộng thêm qui mô.

KẾT LUẬN

Sau khi tìm hiểu chung cũng như tìm hiểu chi tiết về tình hình hoạt động của công ty TNHH Việt - Ý, tôi nhận thấy công ty có những sự phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt trong hoạt động kinh doanh...Tuy nhiên, công ty vẫn còn có những mặt hạn chế, vướng mắc nhất định cần phải nhìn nhận lại, tìm cách khắc phục để tìm ra hướng đi đúng nhất cho mình.

Du lịch là một dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế thế giới ngày càng mở rộng kéo theo sự phát triển của các dịch vụ cả về chất lẫn về lượng, đồng thời Việt Nam đã là một thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nhưng nhìn chung du lịch Việt Nam vẫn

còn nhiều bất cập như khách sạn giá quá cao, thiếu khách sạn, giao thông ách tắc, thiếu hướng dẫn viên chuyên nghiệp có trình độ nghiệp vụ.

Các điểm thăm quan du lịch tại một số địa phương chưa được cơ quan chức năng địa phương quản lý chặt chẽ, nên để cho người dân địa phương phục vụ dịch vụ không tốt. Do đó hầu hết khách đến Việt Nam chỉ một lần duy nhất, có rất ít khách quay trở lại thăm Việt Nam lần thứ hai.

Là một doanh nghiệp tư nhân phải tự trang trải mọi chi phí, do đó việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản lưu động là rất cần thiết, nó góp phần tạo lực nhằm đưa công ty thành một công ty chủ lực trong ngành du lịch, cạnh tranh tốt trên thị trường. Do vậy em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty TNHH Việt – Ý” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Do hạn chế về kiến thức, hiểu biết chuyên môn, chắc chắn chuyên đề này sẽ không tránh khỏi những sai sót... Em rất mong được sự góp ý của thầy cô.

Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Đăng Khâm, các cán bộ trong công ty TNHH Việt – Ý đã tận tình giúp đõ em trong quá trình thực tập tại Công ty.

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ***** ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………... ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ***** ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………... ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Cty TNHH Việt – Ý (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w