II/ Đánh giá thực trạng chế độ tiền lương của cán bộ, công chức.
e/ Phụ cấp lương:
Theo kết quả điều tra của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (trên 500 phiếu) ở một số Bộ và địa phương, đa số các ý kiến đều cho rằng các loại phụ cấp đang
điều chỉnh nâng lên, một số tiêu chí để xác định các loại phụ cấp cần được nghiên cứu thêm cho sát thực, như tiêu chí quy định phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút hoặc phải nghiên cứu để sửa đổi như phụ cấp đặc biệt, phụ cấp chức vụ l∙nh đạo bổ nhiệm, phụ cấp trách nhiệm v.v...
Kết luận
Chúng ta đ∙ làm quen với những nguyên tắc kinh điển: tiền lương là một bộ phận của thu nhập quốc dân, một phần giá trị mới sáng tạo ra; tiền lương là hình thức và công cụ cơ bản thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Điều đó cũng có nghĩa là xét ở tầm vĩ mô, chỉ được phép phân phối và tiêu dùng trong phạm vi thu nhập quốc dân sản xuất; tốc độ tăng lương không được cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Tất cả các nguyên tắc đó đ∙ tạo dựng nên nền tảng lý thuyết về tiền lương. Song trong quá trình vận động và phát triển kinh tế - x∙ hội, nhất là trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng x∙ hội chủ nghĩa thì những nhận thức về tiền lương cần phải được bổ sung, phát triển và hoàn thiện.
Đối với tiền lương cán bộ, công chức, ngoài những vấn đề của tiền lương nói chung còn có những đặc thù riêng cần phải nghiên cứu để phản ánh đúng lao động của cán bộ, công chức, từ đó có chính sách đ∙i ngộ thỏa đáng với đặc thù lao động này. Trong điều kiện khả năng có hạn, nhóm nghiên cứu cũng chỉ mới đưa ra được những nhận thức về tiền lương và đặc điểm lao động của cán bộ, công chức, đồng thời khuyến nghị một số giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức hiện nay.