thâm niên công tác; tiền lương phân biệt theo hoàn cảnh gia đình; tiền lương và có thể thêm phụ cấp cho thời gian nghỉ phép; tiền lương trả cho thời gian nghỉ tết, nghỉ lễ, nghỉ chủ nhật; tiền lương trả cho thời gian nghỉ ốm đau, thai sản ....; tiền lương trả cho trường hợp người lao động không tạo ra mức năng suất tối thiểu cần thiết; tiền lương trả cho làm đêm và làm thêm giờ....
Thứ ba, nguyên tăc thù lao lao động mang tính chất cạnh tranh
Doanh nghiệp chỉ có thể phát triển được nếu thu hút và giữ được những người lao động giỏi, có tiềm năng lao động ngày càng phát triển ở lại với doanh nghiệp. Muốn vậy, nguyên tắc thù lao lao động của doanh nghiệp phải mang tính cạnh tranh. Nguyên tắc này đòi hỏi ngay từ khi xây dựng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp đã phải chú ý xác định rõ thái độ cư xử đúng đắn với những người lao động. Trong từng giai đoạn phát triển giá trị cần đạt của doanh nghiệp đối với những người lao động phải được coi trọng. Khi thực hiện chế độ thù lao lao động sẽ dễ dàng nếu kinh doanh của doanh nghiệp phát triển như dự kiến. Điều đáng quan tâm ở giai đoạn này chỉ là phải luôn chú ý phân tích so sánh chế độ thù lao của doanh nghiệp với chế độ thù lao của đối thủ cạnh tranh cũng như đảm bảo tính công bằng khi thực hiện thù lao lao động. Lúc gặp khó khăn, doanh nghiệp phải biết đưa ra các chính sách thù lao lao động thích hợp dựa trên cơ sở biết giữ gìn “chữ tín” của mình. Điều này tất phải động chạm đến tổng thể phân phối lợi ích giữa ba chủ thể: chủ sở hữu, bộ máy quản trị và người lao động trong doanh nghiệp.
4. Tập trung nhiều hơn vào các chính sách cũng như chế độ đãi ngộ với người lao động người lao động
Hiểu được nhu cầu của nhân viên là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng cơ chế đãi ngộ thỏa đáng đáp ứng những nguyện vọng của nhân viên trong khả năng tối đa cho phép. Rõ ràng, nhu cầu của con người là vô cùng phong phú và nhiều khi rất phức tạp. Chính vì lý do này mà không ít quan điểm cho rằng việc tìm hiểu và đáp ứng những nhu cầu của người lao động là không thể. Song để giữ được các nhân tố trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, đây là một việc làm vô cùng cần thiết. Doanh nghiệp sẽ khắc phục được tình trạng suy nghĩ chủ quan cho rằng tăng lương là biện pháp hiệu quả nhất để giữ chân người lao động.
Co chế đãi ngộ được hiểu theo nghĩa chung nhất bao gồm toàn bộ lương, thưởng, các chế độ phúc là hữu hình cũng như vô hình mang tính vật chất hay phi vật chất, liên quan đến thể chất hoặc tinh thần của người lao động do doanh nghiệp cung cấp. Như vậy cơ chế đãi ngộ của doanh nghiệp gồm hình thức cơ bản: Các lợi ích vật chất trực tiếp, các lợi ích vật chất gián tiếp và sự hài lòng về mặt tâm lý cho người lao động. Việc cung cấp các lợi ích vật chất trực tiếp và gián tiếp là cơ chế chung mà chúng ta thường nhìn thấy tại các doanh nghiệp. Hình thức thứ 3 khó nhìn hơn và số lượng các doanh nghiệp chú ý đến yếu tố này trong việc thiết kế và thực hiện các cơ chế đãi ngộ cũng ít hơn.
Sự hài lòng về mặt tâm lý của người lao động là hình thức được sử dụng phổ biến gần đậy khi nền kinh tế chuyển từ nền sản xuất công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Sự hài lòng về mặt tâm lý của người lao động là kết quả của nhiều lợi ích phi vật chất mà người lao động có được khi làm việc cho doanh nghiệp. Một môi trường làm việc an toàn, không nhàm chán và thân thiện là mong muốn của phần lớn người lao động. Bên cạnh đó, người lao động sẽ cảm thấy gắn bó với doanh nghiệp hơn nếu thành tích của họ được ghi nhận và đánh giá, nếu họ có được nhiều cơ hội để học tập hoặc thăng tiến trong việc phát triển nghề nghiệp của mình.
Bên cạnh việc duy trì cả ba hình thức đãi ngộ, doanh nghiệp cận đám bảo nguyên tắc về sự công bằng và minh bạch trong việc thực hiện các hình thúc đãi
ngộ này. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người lao động sẽ có phán ứng tiêu cực ở mức cao hơn nếu cho rằng họ được đối xử không công bằng so với trường hợp họ nhận được mức đãi ngộ thấp nhưng công bằng.
Những DN muốn làm ăn lâu dài đều có ý thức phối hợp với CĐ cơ sở xây dựng chính sách chăm lo cho CN một cách căn cơ. Thực tế, DN thực hiện tốt chính sách và quan tâm nâng cao phúc lợi cho CN là những DN phát triển rất ổn định”.
Còn ở Công ty Theodore Alexander, để cải thiện chất lượng bữa ăn cho CN, công ty thuê Công ty P. Dussmann nấu ăn cho CN với giá 8.500 đồng/suất. Công ty còn mua bảo hiểm rủi ro 24/24 giờ cho toàn bộ CN.
Một số ví dụ về chế độ đãi ngộ của các công ty đang hoạt động có tên tuổi trong nước
Các chế độ đãi ngộ của Công ty Bia Huế :
Đáp ứng nhu cầu về lợi ích vật chất:
Để khuyến khích người lao động, Công ty luôn quan tâm thực hiện các chế độ chính sách và đãi ngộ cho người lao động. Hiện tại Công ty đang thực hiện chính sách trả lương theo chuyên môn công việc, năng lực công tác gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong kỳ. Chính sách trả lương này đã kích thích được người lao động hăng say công tác góp phần tăng hiệu quả và doanh thu của Công ty.
Ngoài ra công ty còn thi hành các chính sách khen thưởng như khen thưởng sáng kiến, thưởng hoàn thành kế hoạch, thưởng tay nghề cao.... để động viên kịp thời CBCNV trong quá trình sản xuất.
Song song với việc khen thưởng là việc thi hành phê bình, kỷ luật nếu cá nhân hoặc đơn vị vi phạm nội qui lao động nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm tập thể đối với công việc và trách nhiệm cá nhân trước Tổng Giám đốc Công ty.
Thoả mãn nhu cầu về tinh thần:
Tổ chức các phong trào thi đua văn nghệ, thể thao trong toàn Công ty để tạo không khí thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng.
Tổ chức tốt điều kiện, môi trường làm việc để đảm bảo sức khoẻ làm việc lâu dài cho người lao động.
Công ty luôn cập nhật thông tin về chế độ chính sách mới, đảm bảo quyền lợi của người lao động theo quy định hiện hành của Nhà nước. Tham gia đóng góp đầy đủ các chế độ bảo hiểm cho người lao động như Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm tai nạn ...
Hằng năm để người lao động có điều kiện nghỉ ngơi, thư giãn và học hỏi thêm, Công ty đã Tổ chức các đợt du lịch nghỉ mát và tham quan trong và ngoài nước.
Quan tâm thực hiện tốt về việc ký kết hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, qui trình đề bạt, bổ nhiệm, lên lương cho cán bộ nhân viên.
Quan tâm thăm hỏi và trợ cấp kịp thời cho CBCNV khi đau ốm hoặc tai nạn.
Lãnh đạo Công ty và Ban chấp hành Công đoàn luôn quan tâm tiếp xúc với cán bộ nhân viên để hiểu được tâm tư nguyện vọng của người lao động, tạo tâm lý tốt, thông hiểu được nhau và cùng gắn bó làm việc.
Trong hoạt động chung của Công ty, việc sắp xếp tổ chức và hỗ trợ nhau của người lao động là quan trọng, trong đó vai trò của cấp Lãnh đạo trong việc điều hành và đề ra phương hướng hoạt động là quyết định. Lãnh đạo Công ty luôn tạo môi trường làm việc sao cho người lao động dễ dàng phát huy năng lực, tạo
không khí đoàn kết, hình thành nên sức mạnh, mọi người đều có cơ hội để phát
huy hết khả năng thực hiện công việc vì mục tiêu chung của Công ty.
Lắng nghe để chăm lo tốt hơn
Đây là cách làm bài bản của Công ty Organ Needle (100% vốn Nhật Bản; KCX Tân Thuận - TPHCM). Dù đã chăm lo khá tốt cho CN, song để chính sách
ngày càng hoàn thiện, công ty đặc biệt coi trọng việc lấy ý kiến của CN về mọi mặt.
Cứ vào cuối năm, CĐ gửi đến từng CN bản khảo sát các khoản chi phí, từ tiền nhà, tiền điện, tiền ăn đến tiền gửi về quê, tiền nuôi con... Dựa trên kết quả khảo sát, giám đốc và CĐ cùng bàn bạc, thương thảo để đưa vào thỏa ước tập thể. Nhờ vậy, thỏa ước tập thể của công ty có nhiều phúc lợi cho CN cao hơn quy định.
Đặc biệt, CĐ còn thăm dò ý kiến CN về mức lương, thưởng mà CN mong muốn. Trên cơ sở đó, CN được tăng lương từ 5% đến 7% mỗi năm. Một lãnh đạo công ty khẳng định: “Không ai có thể nói thay CN về đời sống và nhu cầu thực tế của họ. Do vậy, việc lấy ý kiến CN sẽ giúp DN có một cái nhìn toàn diện hơn về đời sống CN, từ đó chăm lo tốt hơn”.
“Doanh nghiệp (DN) nào mới đi vào hoạt động đều gặp phải những khó khăn, trở ngại nhất định. Tuy nhiên, không thể nại lý do này để trì hoãn thực hiện chế độ chính sách đối với CN. Tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức của DN. Tuân thủ pháp luật, đãi ngộ CN luôn đem lại lợi ích cho DN”.
Ngoài các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được đóng trên lương thực trả, toàn bộ 310 CN còn được mua bảo hiểm tai nạn với mức phí cao. Hằng tháng, công ty còn phụ cấp tiền thuê nhà 70.000 đồng; bữa ăn giữa ca với mức 6.500 đồng/người, được CĐ giám sát chặt chẽ để bảo đảm chất lượng. Tết, ngoài lương tháng 13, CN còn được phân loại A, B, C để thưởng thêm... “Cả tháng nay, giám đốc cứ hối thúc CĐ đưa các khoản phúc lợi trên vào thỏa ước tập thể để CN yên tâm làm việc” - ông Vinh cho biết thêm. Nhờ chính sách chăm lo đầy đủ, rõ ràng nên lao động của công ty hầu như không biến động, sản xuất luôn ổn định một trong những nhiệm vụ của bất cứ manager cấp quản lý nào cũng là việc tìm cách thu hút nhân viên cấp dưới của mình thông qua các chế độ đãi ngộ lao động. Bản thân tôi đã gặp không ít người cho rằng chẳng hề có sự khác biệt nào giữa
khái niệm quản lý và công việc hành chính. Đại đa số những người này đều nghĩ rằng hai khái niệm này thực chất chỉ là một.
Nhiều vị lãnh đạo cao cấp rất có khả năng giải quyết một số vấn đề thuộc một lĩnh vực nhất định nào đó nhưng ở các lĩnh vực khác thì họ lại hoàn toàn mù tịt. Vì vậy, nếu một vị quản lý tương đối thông minh và khách quan trong việc đánh giá bản thân mình thì anh ta cũng phải hiểu rằng những lĩnh vực không phải của mình phải thuộc về người khác, và anh ta phải nên tìm kiếm những người công sự tài giỏi hơn mình về việc này. Còn công việc hành chính thì đơn thuần chỉ là các hoạt động của người được chỉ định nhằm kiểm tra xem công việc có được thực hiện đúng tiến độ hay không, các đơn đặt hàng và giao hàng có đúng hạn không, các kế hoạch và bảng biểu có được thực hiện đúng yêu cầu hay không, lương bổng có được trả đúng hạn không?...Và như vậy, nhiệm vụ của quản lý hành chính là việc quan tâm đến các vấn đề nhỏ nhằm giúp các bộ phận khác đạt được kết quả tốt nhất trong việc tổ chức và quản lý công việc, quản lý doanh nghiệp. Còn quản lý nói chung chính là việc dùng các chính sách đãi ngộ lao động để khuyến khích người lao động làm việc với kết quả tốt nhất.
Nếu các vị manager quản lý không coi việc đãi ngộ lao động là một việc quan trọng thì xác suất thành công của họ trong công việc sẽ rất thấp. Thật không hề dễ dàng chút nào để người lao động tin vào Bạn, tin vào mục đích và lý tưởng của Bạn đồng thời trung thành với Bạn, cống hiến sức lực, kiến thức và lòng nhiệt tình của họ cho công việc chung
Bạn không thể nào bắt buộc người lao động làm việc theo kiểu ra lệnh được. Tâm lý con người rất phức tạp, và nếu Bạn biết cách "ứng nhân xử thế", người lao động sẽ là công cụ đắc lực của Bạn và mang lại cho Bạn nhiều điều có lợi. Làm việc cho Bạn, họ đã phải bỏ thời gian và sức lực, do vậy, nếu cách quản lý của Bạn không hợp lý đúng đắn thì khả năng chảy máu chất xám trong doanh nghiệp của Bạn là điều có thể xảy ra.