Xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LUẬN THỐNG KÊ docx (Trang 83 - 84)

TRONG THỐNG KÊ TÀI KHOẢN QUỐC GIA

4.2.6. Xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

Xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ phản ánh toàn bộ sản phẩm vật chất và dịch vụ được mua bán, trao đổi, chuyển nhượng giữa các đơn vị, tổ chức, cá nhân dân cư là đơn vị thường trú của Việt Nam với các đơn vị, tổ chức, cá nhân dân cư không thường trú. Những hàng hóa và dịch vụđược coi là xuất, nhập khẩu khi đã thay đổi quyền sở hữu về hàng hóa giữa một bên là đơn vị thường trú và bên kia là đơn vị không thường trú, không phụ thuộc vào hàng hóa đó đã ra khỏi biên giới quốc gia hay chưa.

Chênh lệch xuất nhập khẩu phản ánh hiệu số giữa trị giá xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ với trị giá nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Nếu hiệu số này là một

số dương thì nền kinh tếđược gọi là có xuất siêu, ngược lại nếu hiệu số này là một số âm thì nền kinh tếđược gọi là nhập siêu. Trường hợp trị giá xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ bằng với trị giá nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, nền kinh tế có cân bằng trong quan hệ thương mại với bên ngoài.

Như đã đề cập trong phần khái niệm, sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết bịđể chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Vì vậy, tổng sản phẩm trong nước tính theo phương pháp thu nhập sẽ bằng tổng của các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất. Dưới dạng giá trị, những yếu tố này gồm: Thu nhập của người lao động từ sản xuất; thuế, trợ cấp sản xuất; khấu hao tài sản cốđịnh và thặng dư.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LUẬN THỐNG KÊ docx (Trang 83 - 84)