nhiễm không khí.
Tại Việt Nam vào thời điểm này chưa có một nghiên cứu chính thức về việc lượng giá thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra đối với sức khỏe người dân, vì vậy mà việc quy đổi những thiệt hại do bệnh tật và tử vong đã tính toán ở phần 3.3 ra tiền gặp rất nhiều khó khăn. Chuyên đề này sẽ sử dụng một cách ước lượng tương đối để đưa ra được một con số cụ thể về thiệt hại mà ô nhiễm không khí gây ra tại Hà Nội đối với sức khỏe người dân. Dựa trên nghiên cứu của Mỹ về lượng giá từng thành phần chi phí, họ đã sử dụng các phương pháp WTP và WTA, chúng ta sẽ sử dụng các kết quả thu được này, kèm thêm một số điều kiện rồi quy đổi nó ra giá trị ước lượng bằng đồng việt nam.
Một số quy ước:
- Tỷ giá VNĐ/$: 1 $ = 17.000 VNĐ
- Tiền lương tối thiểu 1 người dân Việt Nam = 650.000 VNĐ/tháng.
- Tiền lương tối thiểu 1 người dân Mỹ = 5.220 $/tháng.
- Giả sử rằng các khoản phúc lợi xã hội (chi phí y tế, bảo hiểm xã hội, trợ cấp bệnh tật, bảo hiểm thân thể…) sẽ không được tính gộp vào trong chi phí cho một ca bệnh hoặc tử vong.
Tiến hành tính toán:
- Tiền lương tối thiểu 1 người dân Việt Nam quy đổi ra $ = 650.000/17.000 = 38,2$.
- Tỷ số giữa thu nhập tối thiểu của một người dân Mỹ so với 1 người Việt Nam = 5.220/38,2 = 136 (lần).
- Lúc này, chúng ta chấp nhận một nguyên tắc, nguyên tắc này có thể không hoàn toàn chính xác trong thực tế, nhưng cũng có thể chấp nhận được trên lý thuyết, đó là khi thu nhập của một người dân Mỹ gấp bao nhiêu lần người dân Việt Nam, thì sự sẵn lòng chi trả (WTP) các khoản chi phí về bệnh tật của anh ta cũng gấp bấy nhiêu lần sự sẵn lòng chi trả của người dân Việt Nam. Ví dụ nếu sự sẵn lòng chi trả để ngăn ngừa tử vong do ô nhiễm không khí của người Mỹ là 5.000.000 $/trường hợp thì sự sẵn lòng chi trả đó đối với một người Việt Nam sẽ = 1/136 lần, tức là = 5.000.000/136 = 36.764 $
- Dựa vào các chi phí tính toán bằng phương pháp sẵn lòng chi trả, chúng ta có kết quả sau tại Việt Nam:
Hậu quả sức khỏe Đơn vị tính Trung bình Mỹ trên một ca bệnh Tổng chi phí của Mỹ
đổi theo thu nhập của một người Việt
Nam (tính theo $)
theo thu nhập của một người Việt Nam (tính
theo VNĐ)
Tử vong Trường hợp 982 $4.800.000 4.715.827.200 34.542.345 587.219.862.069
RHA Ngày 1.754 $6.100 10.701.840 78.389 1.332.604.598
ERV Ca 40.489 $5 202.444 1.483 25.208.544
RAD Ngày 8.406.500 $38 319.447.000 2.339.875 39.777.883.142
Bệnh hen suyễn Trường hợp 393.205 $32 12.582.557 92.164 1.566.793.471
Triệu chứng
bệnh hô hấp Trường hợp 26.754.600 $5 141.799.380 1.038.648 17.657.010.920
Viêm phế quản
mãn tính Trường hợp 8.947 $45 402.635 2.949 50.136.517
Hà Nội là 647,629,499,261 VNĐ, tức là vào khoảng 650 tỷ VNĐ. Chi phí cho 1 tháng là 650/12 = 54 tỷ VNĐ.
Chi phí trên đầu người = 54.000.000.000 / 3.400.000 = 15.882 VNĐ
Như vậy, nếu xét trên góc độ lợi ích, mỗi người dân Hà Nội mỗi tháng chỉ cần bỏ ra 15.882 VNĐ để góp phần khắc phục những tác hại do ô nhiễm không khí gây ra, theo đó sẽ giúp giảm được nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí cho chính bản thân họ. Nếu không, mỗi năm họ sẽ phải chịu khoản chi phí là 650 tỷ VNĐ để khắc phục những hậu quả đối với sức khỏe.
4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 4.1.1. Cơ sở pháp lý
Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có những biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí trên địa bàn cả nước, theo như quyết định số 64/2003/QĐ- TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 về việc phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng" với mục đích:
“Mục tiêu trước mắt đến năm 2007 :
Tập trung xử lý triệt để 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong tổng số 4.295 cơ sở gây ô nhiễm được rà soát, thống kê đến năm 2002, gồm: 284 cơ sở sản xuất kinh doanh; 52 bãi rác, 84 bệnh viện, 15 kho thuốc bảo vệ thực vật, 03 khu tồn lưu chất độc hóa học và 01 kho bom do chiến tranh để lại, nhằm giải quyết ngay những điểm nóng, bức xúc nhất về ô nhiễm môi trường ở những khu đô thị, đông dân và những vùng bị ô nhiễm nặng nề, góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, từng bước kiểm soát và hạn chế tốc độ gia tăng các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong phạm vi cả nước.
2. Mục tiêu lâu dài đến năm 2012:
Tiếp tục xử lý triệt để tất cả các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn lại và các cơ sở mới phát sinh. Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, tiến tới kiểm soát và hạn chế tốc độ gia tăng các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong phạm vi cả nước, bảo đảm phát triển bền vững trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
Điều tra của Công ty môi trường đô thị Hà Nội tại 4 điểm: Đuôi Cá, đê sông Hồng (từ Yên Sở đến dốc Minh Khai), đường Láng Hoà Lạc và chân cầu Thăng Long cho thấy, trên 95% tổng số xe tải lưu thông không bảo đảm yêu cầu vệ sinh, không được che chắn, làm rơi vãi và chở quá tải. Không những thế, các hoạt động xây dựng cũng đang trực tiếp xả bụi vào môi trường đô thị. Theo thống kê sơ bộ của Sở xây dựng Hà Nội, mỗi tháng có trên 1.000 công trình xây dựng, cải tạo nhà cửa được thực hiện. Cộng thêm các dự án, công trình hạ tầng đô thị trọng điểm của thành phố đang triển khai. Tất cả đều là những hoạt động phát sinh một khối lượng bụi khổng lồ. Thống kê toàn thành phố Hà Nội hiện nay có khoảng trên 1.500.000 xe máy và 100.000 xe ô tô lưu hành. Đó là chưa kể đến số lượng xe của quân đội và xe của các tỉnh khác tham gia giao thông. Với mật độ xe tham gia lưu thông quá lớn như hiện nay, ngoài các vấn đề về an toàn giao thông, tắc đường, tiếng ồn còn là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí. Đặc biệt, với các loại xe tải chở vật liệu xây dựng, phế thải, đất bùn, do không được kiểm soát, che chắn đúng kỹ thuật đã tạo ra nguồn bụi phát tán khắp nơi, rất khó kiểm soát. Không chỉ có vậy, hơn 300 điểm tập trung mua bán vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố hiện thời với diện tích nhỏ hẹp, thường xuyên sử dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi tập kết, vận chuyển, không che chắn cũng đã trở thành một nguồn tạo và phát tán bụi ra môi trường. Chỉ riêng dọc phía bờ hữu sông Hồng có đến gần 100 điểm khai thác mua bán VLXD với qui mô khác nhau, gây nguy cơ nhiễm bụi tiềm tàng cho khu vực dân cư xung quanh. Một nguồn bụi ô nhiễm khác cũng đang hiện hữu trong môi trường sống của thủ đô là từ các nhà máy sản xuất công nghiệp và các cơ sở sản xuất thủ công, nhỏ lẻ trong khu vực nội thành. Đa số các cơ sở này trình độ công nghệ lạc hậu, cũ nát, việc đầu tư hạ tầng chỉ dừng lại ở mức phục vụ riêng lẻ nên thiếu
nội thành Hà Nội tạo ra. Đi cùng các cơ sở công nghiệp là các cơ sở sản xuất thủ công và các làng nghề cũng góp phần tạo ra nguồn bụi ô nhiễm lớn. Có một thực tế cũng rất dễ nhận thấy là nguyên nhân gây bụi từ chính các thói quen sinh hoạt của người dân. Ý thức giữ gìn môi trường của cộng đồng dân cư dù đã được nâng lên rất nhiều, song vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân chưa thật sự có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Tình trạng đổ bậy và vứt rác bừa bãi ra đường và nơi công cộng đã tạo cho bộ mặt đô thị trở lên luộm thuộm, thường xuyên bẩn và khó có thể có công nghệ thu gom nào đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Nếp sống văn minh đô thị còn yếu, hiện tượng bàng quang của cộng đồng dân cư trước các hành vi gây mất vệ sinh đô thị dường như đang là một thách thức lớn đối với những cố gắng của các nhà môi trường cũng như các đơn vị thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh môi trường đô thị.
4.2. Những giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới. 4.2.1. Hạn chế bụi từ nguồn
Theo kết quả quan trắc tiến hành tại một số quận huyện của Hà Nội cho thấy mức độ ô nhiễm không khí do bụi của nhiều khu vực gấp 3- 4 lần tiêu chuẩn cho phép. Để theo dõi thường xuyên và kịp thời phát hiện những rủi ro ô nhiễm môi trường, Bộ khoa học công nghệ và môi trường đã đặt 3 trạm quan trắc không
trường không khí cũng được tiến hành thường xuyên. Tuy nhiên, một thực tế là các dự án chỉ dừng ở mức quan trắc, nghiên cứu và tập trung hướng giải quyết chính vào một số các thành phần khí thải như NOX, COX, H2S... còn bụi thì việc quản lý rất khó khăn vì đây là một vấn đề có tính xã hội lớn.Một trong những đề xuất của Công ty môi trường đô thị là cần phải quản lý bụi ngay từ nguồn phát sinh, bảo đảm tính chủ động với nguyên lý người gây ô nhiễm phải trả tiền cho công tác xử lý. Đây có thể coi là hướng giải quyết chung mang tính triệt để nhất. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này lại không dễ, cần phải mang tính đồng bộ. Trước hết, cần tuyên truyền giáo dục thường xuyên để nâng cao nhận thức của công dân về trách nhiệm bảo vệ môi trường ngay từ đầu. Kiểm tra, xử phạt nghiêm các đối tượng gây ô nhiễm môi trường theo các qui định hiện hành của nhà nước và thành phố. Phân công, phân cấp trách nhiệm rõ ràng. Hoàn thiện hơn các cơ chế chính sách về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, để hạn chế tận gốc nguồn phát sinh bụi, từ thực tế Công ty môi trường đô thị Hà Nội cũng đưa ra nhiều giải pháp kỹ thuật cụ thể như: quản lý giảm bụi từ các phương tiện vận chuyển; từ các công trình xây dựng; điểm khai thác, buôn bán VLXD; tuyên truyền hạn chế sử dụng các tác nhân gây bụi từ sinh hoạt đô thị (không sử dụng than tổ ong, không đổ rác bừa bãi); khuyến khích đổi mới công nghệ hoặc chuyển ra các khu công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất; tăng cường diện tích cây xanh, thu dọn triệt để đất bụi. Việc giảm thiểu ô nhiễm bụi trên địa bàn thành phố đang là một vấn đề bức xúc cần sớm được triển khai thực hiện. Đây là công tác mang tính xã hội rất cao, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, cả cộng đồng dân cư. Vì vậy việc phối hợp triển khai của các cấp, các ngành và một chính sách đồng bộ cho công tác này là cần thiết và không thể chậm trễ.
được đưa ra như khuyến khích sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng (LPG) cho xe taxi, triển khai thực hiện các dự án tăng cường giao thông đô thị (cải tạo hệ thống mạng lưới giao thông lớn, tổ chức quản lý và phát triển giao thông công cộng), di dời các nhà máy gây ô nhiễm... nhưng hiệu quả đạt được còn rất thấp. Những chiếc xe chạy nhiên liệu khí hóa lỏng vẫn chỉ ở giai đoạn thí điểm và ngày càng teo tóp. Hệ thống đường vành đai và các dự án cầu vượt giao thông vẫn ở giai đoạn triển khai, chưa hoàn thiện. Mạng lưới giao thông công cộng, cụ thể là xe buýt có gia tăng nhưng chính số lượng xe buýt ngày càng lớn lại là một trong những nguyên nhân khiến tắc nghẽn giao thông nhiều hơn. Vẫn còn các nhà máy gây ô nhiễm trong nội đô chưa được di dời (Công ty Thuốc lá Thăng Long, Nhà máy rượu Hà Nội...).
Bài học đắt giá của nhiều nước đã và đang phát triển dường như ít tác động tới hoàn cảnh của Việt Nam và dường như nền kinh tế của Việt Nam vẫn tiếp tục vận động mà ít bị ảnh hưởng của Luật Môi trường. Cụ thể là mặc dù đạo luật này đã được ban hành hơn 10 năm nay (1993) nhưng cho tới nay chưa có bất cứ tội danh nào trong việc hủy hoại môi trường sống và sức khỏe con người được đưa ra xét xử, trừng phạt.
Chuyên đề với mục đích đưa ra một cái nhìn cụ thể về tác hại của ô nhiễm môi trường không khí tới sức khỏe của người dân, dựa trên những nghiên cứu đã được thực hiện tại những nước phát triển, đưa vào đánh giá tại Việt Nam, cụ thể là thủ đô Hà Nội. Để thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường không khí xung quanh nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe cho người dân thành phố.
Nhằm mục đích có được một cái nhìn toàn diện hơn về ô nhiễm không khí, chuyên đề có thể tiếp tục phát triển với vấn đề lượng giá đến các loại ô nhiễm khác dựa trên việc đánh giá giá trị sức khỏe bị mất đi của người dân.
Tuy nhiên, do còn gặp phải nhiều vấn đề hạn chế về số liệu và điều tra, nên mức độ chính xác của chuyên đề chưa thực sự cao.
Tác giả mong muốn sẽ có thể tiếp tục hoàn thiện chuyên đề này trên một mức độ cao hơn với một nguồn số liệu và điều tra thống kê đầy đủ, đem lại một con số cuối cùng chính xác để thấy được tầm quan trọng của môi trường trong thời đại phát triển kinh tế hiện nay.
1 Báo Hà Nội Mới
2 Bộ Y tế , Niên giám thống kê y tế, NXB thống kê, Hà Nội,1997
3 Bộ tài nguyên Môi trường, báo cáo môi trường quốc gia 2007: Môi
trường không khí đô thị Việt Nam, Hà Nội,2007
4 Lưu Đức Hải, Giáo trình cơ sở khoa học môi trường, NXB Đại học
quốc gia Hà Nội, Hà Nội,2002
5 Khaliquzzaman M. Air Quality Issues in Hanoi, Hanoi,2005
6
Ostro, Bart. Estimating Health Effects of Air Pollutants: A
Methodology with an Application to Jakarta. Policy Research Working Paper 1301. Washington, D.C. the World Bank.1994
7
Ostro, Bart. Estimating the Health and Economic Effects of Particulate Matter in Jakarta: A Preliminary Assessment, paper presented at the Fourth Annual Meeting of the International Society for Environmental Epidemiology, 26-29 August. Cuernavaca, Mexico.1992
8 Urban air quality management strategy in Asia: Guidebook 9 http://www.monre.gov.vn
10 http://www.nea.gov.vn