Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất của huyện Hoài Đức, Hà Nội trong giai đoạn 2005- 2008 (Trang 36 - 38)

ĐỨC, HÀ NỘ

2.1.Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội:

- Về công tác quản lý đất đai, tài nguyên môi trường của huyện Hoài Đức, huyện đã có bước tiến tốt trong việc xử lý vi phạm về đất đai. Tuy nhiên, tỷ lệ cấp GCNQSDĐ ở một số xã còn thấp; vấn đề rác thải và ô nhiễm môi trường tại các làng nghề còn nan giải; nước sinh họat cho người dân nông thôn còn chưa đảm bảo vệ sinh…Do đó, trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND thành phố đề nghị huyện Hoài Đức tập trung vào các việc sau: Phòng tài nguyên và môi trường của huyện cần tiếp cận các văn bản của UBND thành phố để có cơ sở tập trung xây dựng hồ sơ địa chính, tiến tới quản lý tốt hơn. Việc cấp sổ đỏ vẫn thực hiện theo các văn bản của Hà Tây trước đây. Xử lý những vi phạm về đất đai phải phân định rõ từng giai đoạn để có căn cứ áp dụng. Công tác thanh kiểm tra đối với lĩnh vực đất đai phải thường xuyên, liên tục.

- Theo báo cáo của ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoài Đức đến tháng 12/2007, trong tổng số 33 dự án, Hoài Đức đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng được trên 85% trong tổng số diện tích phải thu hồi. Nói về công tác giải phóng mặt bằng, trong thời gian qua, UBND huyện, Hội đồng giải phóng mặt bằng đã chỉ đạo Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng cùng phối hợp với các ngành và UBND các xã giải quyết vướng mắc tồn tại thực hiện giải phóng mặt bằng theo đúng quy trình, quy định tại Nghị định 197 của Chính phủ, thông tư 116 của Bộ Tài Chính và hướng dẫn ban hành kèm theo quyết định: 289/QĐ-UB ngày 20 tháng 2 năm 2006, quyết định số 494/QĐ-UB ngày 23 tháng 3 năm 2007 của UBND tỉnh. Kết quả tổng số bồi thường giải phóng mặt bằng của 33 dự án: với diện tích khoảng 1.000 ha đã chi trả năm 2006-2007 xấp xỉ 1.000 tỷ đồng với diện tích khoảng 800 ha. Ban bồi thường giải phóng mặt bằng với chức năng là cơ quan thường trực của hội đồng bồi thường đã tham mưu thực hiện các bước bồi thường giải phóng mặt bằng theo đúng quy định của pháp luật. Một số dự án được thực hiện nhanh và có hiệu quả như khu đô thi nam, bắc An Khánh,

liền kề và tái định cư phục vụ GPMB Quốc lộ 32, đô thị An Khánh- An Thương, tái định cư xã Vân Côn, đường Lê Trọng Tấn, đường Láng Hoà Lạc…

Thực hiện Nghị định của Chính phủ về điều chỉnh đơn giá thu tiền thuê đất, thuê mặt nước theo đơn giá mới, tính đến thời điểm này, huyện Hoài Đức (tỉnh Hà Tây) đã lập danh sách dự kiến điều chỉnh đơn giá thuê đất đối với 19 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và 25 hộ cá thể, với tổng diện tích khoảng 114.134m2. Qua rà soát, còn một số lượng không nhỏ các hộ cá thể chưa được liên ngành của huyện lập danh sách điều chỉnh đơn giá thuê đất. Đáng chú ý, trong đợt điều chỉnh đơn giá thuê đất lần này không ít doanh nghiệp như: Chi nhánh Điện, Bưu điện, Công ty Thương mại huyện Hoài Đức, Công ty Liên doanh sửa chữa bảo dưỡng xe máy, Công ty In và Văn hoá phẩm... và một số hộ cá thể lại giảm so với đơn giá thuê đất cũ. Theo đánh giá của liên ngành Tài chính – Kế hoạch, Thuế và Tài nguyên – Môi trường thì tiến độ điều chỉnh và truy thu tiền đơn giá thuê đất, thuê mặt nước theo đơn giá mới của huyện Hoài Đức còn chậm.

- Hiện, Hoài Đức cũng là địa bàn có nhiều diện tích đất đai do các nông, lâm trường quản lý. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này đang được sử dụng không hiệu quả, ở một số nơi, đất đai được phân chia, chuyển nhượng bừa bãi gây bất bình trong dư luận, lấn chiếm đất tràn lan ở địa bàn huyện Hoài Đức đặc biệt là ở xã Đức Thượng. Trước thực trạng đó, ngày 15-6-2006, UBND xã Đức Thượng có Kế hoạch số 07 về tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất đai. Tuy nhiên số hộ vi phạm về đất đai ở đây không những không giảm mà còn ngày càng gia tăng và phức tạp hơn. Chỉ tính từ năm 2006 đến nay đã có 70 trường hợp lấn chiếm đất, với số diện tích lên tới gần 10.000m2; trong đó có 23 hộ lấn chiếm đất tại khu vực ven quốc lộ 32. UBND xã cũng lập hồ sơ xử lý, song việc xử lý lại thiếu kiên quyết, không triệt để và mang tính chiếu lệ. Đó là chưa kể từ tháng 12-2002 đến tháng 11-2004, xã Đức Thượng đã lập hồ sơ và được UBND huyện xử lý, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 218 trường hợp vi phạm theo QĐ 1966 của UBND tỉnh Hà Tây.

- Đến nay, trên địa bàn huyện đã được quy hoạch 36 khu đô thị và nhà ở, với 94 dự án, tổng diện tích 2.900 ha. Trong số này huyện Hoài Đức đã và đang triển khai giải phóng mặt bằng 23 dự án đô thị, nhà ở như: Đô thị Bắc An Khánh, Nam An Khánh, Đại học Vân Canh, đô thị Kim Chung - Di Trạch… với diện tích đã thu hồi đất gần 1.000 ha.

- Trong qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội, qui hoạch sử dụng đất, huyện Hoài Đức đã xác định phát triển các khu đô thị và dịch vụ là chủ yếu (trừ vùng bãi sông Đáy). UBND huyện đã triển khai qui hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Đến năm 2010, diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện còn khoảng 1.500 ha, đất phi nông nghiệp khoảng 6.500 ha (riêng đất ở đô thị khoảng 2.900 ha). Đến năm 2020, đất nông nghiệp chỉ còn gần 600 ha, tập trung ở vùng bãi sông Đáy.

- Việc qui hoạch đô thị, công nghiệp và xây dựng các kết cấu hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội là cần thiết, song không thể tránh khỏi khó khăn cho người dân trong việc chuyển đổi nghề, đặc biệt là những hộ thuần nông.

-Tuy nhiên, trước việc khung giá đất ở những nơi mới nhập về Hà Nội tăng cao,Người ta lo ngại: “Giá đất năm nay ở Hoài Đức cao gấp đôi năm ngoái. Như vậy có lợi cho người dân nhận đền bù vào năm nay nhưng những người đã nhận tiền đền bù theo giá đất năm 2008 sẽ dễ sinh khiếu kiện. Bởi trong cùng một dự án thì có các mức giá đền bù khác xa nhau”.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất của huyện Hoài Đức, Hà Nội trong giai đoạn 2005- 2008 (Trang 36 - 38)