Các cơ chế chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Salavan CHDCND Lào (Trang 47 - 48)

III Các lĩnh vực khác 26,00 23,15 2,85 46,95 42,00 4,

4. Các cơ chế chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB

Ngân sách Nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất trong nền kinh tế và có mối quan hệ chặt chẽ với tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân.

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách Nhà nước là vốn Nhà nước được cân đối trong dự toán ngân sách hàng năm, để cấp phát và cho vay ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ bản.

Vốn của NSNN chi tiêu cấp phát cho các dự án đầu tư theo quy định của luật NSNN và điều lệ quản lý đầu tư xây dựng.

Chính vì vậy, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng. Nó là một lĩnh vực hết sức quan trọng vừa gây khó khăn và bức xúc.

Lĩnh vực xây dựng cơ bản được diễn ra trong một điều kiện đặc thù mà các ngành khác không có được như: sản phẩm của nó. Người bán sản phẩm đó chính là người mua công trình, sai lầm của sản phẩm đó tồn tại hàng trăm năm và có thể nhiều hơn. Kết cấu sản phẩm phức tạp lại chịu ảnh hưởng của thời tiết,... chính vì vậy tổn thất ở lĩnh vực này khá lớn và có tính chất phổ biến. Từ đó chính quyền các cấp luôn luôn trăn trở chăm sóc, để tìm các giải pháp quản lý tốt hơn trong lĩnh vực này.

Trong những năm trước đây Chính phủ và các Bộ ngành cấp Trung ương không ngừng có giải pháp để nhằm nghiên cứu mô hình cơ chế chính sách trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Nhưng do sự vận động của nó, nên những cơ chế chính sách đó lại bị lạc hậu và phải đổi mới, thậm chí còn có những chủ trương mới ra đời, nên đã phải sửa đổi bổ sung lại để làm cho công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng tốt hơn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Salavan CHDCND Lào (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w