Đổi mới công tác cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Salavan CHDCND Lào (Trang 71 - 74)

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN

2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN

2.7. Đổi mới công tác cán bộ quản lý

Cán bộ có vai trò quyết định mọi mặt, những thất thoát, lãng phí kém hiệu quả vốn NSNN. Thời gian qua thì công tác cán bộ quản lý là một trong những nguyên nhân quan trọng để gây ra ảnh hưởng tiêu cực. Để đổi mới công tác này cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau đây :

Một là: Phải đảm bảo về chất lượng đối với cán bộ công chức, thực hiện quản lý vốn đầu tư từ NSNN.

- Về chuyên môn: Phải thông qua hệ đào tạo chính quy, đảm nhiệm đúng theo chuyên môn đã được học.

Hình thức tổ

chức Đặc trưng Đối tượng áp dụng

1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý

- Sử dụng bộ máy hiện có để quản lý - Ký hợp đồng với tổ chức tư vấn xây dựng - Tổ chức đấu thầu - Dự án nhóm C - Một số dự án mở rộng sản xuất 2. Chủ nhiệm điều hành dự án

- Chủ nhiệm điều hành dự án kiêm Giám đốc quản lý dự án

- Ban quản lý dự án

- Dự án nhóm B

3. Chìa khoá trao tay

- Chủ đầu tư chọn tổ chức tư vấn xây dựng

- Chọn tổng thầu

- Công trình nhỏ

4. Tự làm - Chủ đầu tư trực tiếp xây dựng dự án của mình

- Tự bỏ vốn - Sửa chữa nhỏ

- Công trình chuyên ngành

- Về bản lĩnh chính trị: Phải đảm bảo yêu cầu năng động trung thực. Những người có con em nghiệm hút, người có lý lịch không rõ ràng (đã làm sai trái trong thời gian qua) tuyệt đối không được tham gia vào quản lý trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.

- Cán bộ công chức thực hiện quản lý phải được nhận thức cụ thể, không phải là lý luận chung mà thực hiện.

Hai là: Phải thường xuyên được đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng những

quy định về pháp luật có liên quan cần phải chú ý, cập nhật thông tin về chế độ, chính sách... cho những cán bộ thực hiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.

Ba là: Phải tạo lập cơ chế hợp lý về nhiệm vụ và thù lao của cán bộ

công chức quản lý:

- Đổi mới cơ chế tiền lương, phần thưởng, có thu nhập hợp lý, ổn định, thỏa đáng. Để tạo ra sự yên tâm trong công tác và có trách nhiệm cao trong thực thi công vụ.

- Phải có chế tài về kinh tế, để hạn chế hành vi tiêu cực của đội ngũ cán bộ công chức quản lý vốn đầu tư.

Bốn là: Quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ từng người. Cần thiết cụ

thể hóa trách nhiệm và nghĩa vụ cho từng cán bộ công chức trong công tác quản lý.

KẾT LUẬN

Nước CHDCND Lào từ khi chuyển đổi, từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước, Nhà nước đã thực sự có những thay đổi quan trọng, trong phương thức và cách thức điều tiết, can thiệp vĩ mô thông qua các chiến lược phát triển định hướng qua hệ thống pháp luật. Nhằm đảm bảo cho các thành phần kinh tế được bình đẳng, trong các hoạt động kinh doanh, Nhà nước can thiệp điều tiết không kìm hãm quá trình phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” để tiến lên CNXH.

Qua phân tích tình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN nói chung và vốn NSNN ở tỉnh SaLaVăn nói riêng, có thể thấy ở lĩnh vực này có nhiều bức xúc nhất là vấn đề thất thoát vốn, hiệu quả vốn còn thấp. Có nhiều nguyên nhân trong đó quản lý tài chính có vị trí rất quan trọng.

Từ những lý luận và thực tiễn nêu ở trên, mô hình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN được đề cập trong mối quan hệ liên quan đến nhiều cấp từ Chính phủ, các Bộ, Ngành của Trung ương đến các huyện và từng cán bộ trong bộ máy quản lý ở lĩnh vực này.

Trong quá trình làm chuyên đề thực tập, tôi đã được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các bác, các anh chị tại sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Salavan CHDCND Lào. Đặc biệt hơn tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới hai thầy giáo hướng dẫn là thầy Vũ Cương và thầy Bùi Trung Hải.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Salavan CHDCND Lào (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w