Đầu t trực tiếp nớc ngoài ở một số lĩnh vực kinh tế tiêu biểu

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng & phát triển kinh tế Việt Nam (Trang 39 - 41)

. FDI đối với việc sử dụng tài nguyên

2.12.2.Đầu t trực tiếp nớc ngoài ở một số lĩnh vực kinh tế tiêu biểu

a. Lĩnh vực dầu khí : So với các ngành kinh tế Việt Nam thì đây là một trong

rất ít ngành thu hút đợc các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới tham gia đầu t. Đến nay, ngoài xí nghiệp liên doanh dầu khí VietsoPetro đã sản xuất đợc hơn 60 triệu tấn dầu thô và hiện đang tiếp tục kinh doanh có hiệu quả, chúng ta đã cấp 33 giấy phép hoạt động cho các tập đoàn dầu khí lớn thuộc Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu úc và Châu á vào thăm dò, khai thác tại thềm lục địa Việt Nam theo hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm. Các mỏ Đại Hùng, Rạng Đông, Hồng Ngọc, mỏ khí Lan Đỏ - Lan Tây và mỏ dầu trên vùng chồng lấn với Malaixia đều đang đợc khai thác. Sự quan tâm của các tập đoàn lớn trên thế giới chứng tỏ tính hấp dẫn và tiềm năng dầu khí của nớc ta.

Vào cuối năm 1998, Việt Nam đã cấp giấy phép đầu t cho liên doanh xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên tại Dung Quất (Quảng Ngãi) với số vốn đầu t 1,3 tỷ USD. Các nhà đầu t nớc ngoài (không kể Vietsopetro) đã đầu t trên 2,6 tỷ USD vào khâu thăm dò, giúp Việt Nam dần dần có đủ cơ sở dữ liệu về trữ lợng dầu khí để xác định chiến lợc phát triển.

Công nghiệp dầu khí đã góp phần ngày càng lớn vào tăng trởng GDP và thu ngân sách Nhà nớc.

b. Lĩnh vực công nghiệp điện tử : là lĩnh vực mà các nhà đầu t nớc ngoài có

mặt tơng đối sớm, vốn thực hiện chiếm tỷ lệ cao so với vốn đăng ký, có tiến độ thực hiện đúng với cam kết đợc ghi trong giấy phép đầu t và đây là lĩnh vực sớm phát huy hiệu quả. Đến nay, đã có 22 dự án đầu t với tổng số vốn đăng ký 615 triệu USD, trong đó có hơn 60% vốn đã thực hiện (379 triệu USD). Một trong những yếu tố hơn hẳn so với nhiều lĩnh vực khác là các nhà đầu t vào lĩnh vực này phần lớn thuộc các hãng điện tử mạnh trên thế giới nh: SONY, JVC, TOSHIBA, PHILIP, LG, FUJITSU, SAMSUNG, MATSUSHITA... Tuy nhiên các dự án đầu t chủ yếu vào điện tử gia dụng, còn ít chú ý tới điện tử công nghiệp.

c. Lĩnh vực công nghiệp ô tô và xe máy : Đây cũng là một trong những lĩnh

vực thu hút đợc các nhà đầu t thuộc các hãng lớn mà sản phẩm của họ đã trở thành nổi tiếng và có lợi thế cạnh tranh so với những sản phẩm cùng loại trên thế giới nh TOYOTA, FORD, HONDA, SUZUKI...Đến nay đã có 14 dự án sản xuất ô tô và 4 dự án sản xuất xe máy đợc cấp giấy phép. Số vốn đăng ký của các liên doanh ô tô là 872 triệu USD, trong đó đã thực hiện đợc 376 triệu USD (43,12% vốn đăng ký). Các liên doanh này có thể sản xuất hàng năm 140 nghìn xe ô tô các loại. Trong số 14 dự án trên đã có 3 dự án không triển khai và 1 dự án tuy đã đầu t 16 triệu USD nhng tạm dừng không đầu t tiếp (dự án Mercedes-Benz) và liên doanh MêKông cũng đã ngừng sản xuất. Nói chung, thị trờng ô tô của nớc ta còn hạn hẹp. Ngành công nghiệp xe máy cũng thu hút đợc những hãng xe nổi tiếng thế giới mà sản phẩm đã quen thuộc với ngời Việt Nam nh Honda, Suzuki, VMEP. Hiện tại các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài sản xuất mỗi năm khoảng 200 nghìn xe máy với tỷ lệ nội địa hóa từ 20-50%.

Các dự án ô tô và xe máy đã đợc cấp giấy phép đầu t có tác động dây chuyền đối với các dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng; do vậy đã kéo theo hàng chục nhà đầu t vốn là bạn hàng của họ vào Việt Nam; đồng thời đã mở rộng quan hệ hợp tác chế tạo với các doanh nghiệp cơ khí, sản xuất săm lốp, ghế đệm...của Việt Nam, giải quyết những khó khăn trớc mắt cho các doanh nghiệp này và góp phần phát triển chúng về lâu dài.

d. Lĩnh vực viễn thông : Đến nay đã có 14 dự án đầu t nớc ngoài đợc cấp giấy

phép với tổng vốn đăng ký là 1545 triệu USD, trong đó số đã thực hiện là 388 triệu USD. Trong số các dự án đầu t ở lĩnh vực này có đến 94% theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh về dịch vụ viễn thông, 6% số dự án đầu t theo hình thức liên doanh để sản xuất thiết bị vật t bu điện. Đặc biệt, đây là lĩnh vực không có dự án đầu t hình thức doanh nghiệp 100% vốn nớc ngoài.

e. Lĩnh vực công nghiệp hóa chất : Đến nay lĩnh vực này đã thu hút 89 dự án

với tổng vốn đăng ký 1117 triệu USD (36 dự án 100% vốn nớc ngoài, 48 dự án liên doanh, 5 dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh), trong đó tổng số vốn đã thực hiện là 397,6 triệu USD (35,6% vốn đăng ký). Đầu t nớc ngoài trong công nghiệp hóa chất đã tạo ra nhiều sản phẩm có chất lợng cao, bao gồm một số hóa chất cơ bản, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, dầu nhờn... thay thế một phần hàng nhập khẩu, thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao hơn của ngời tiêu dùng.

g. Hoạt động kinh doanh khách sạn và du lịch : Đây là lĩnh vực mà ngay từ

đầu đã có biểu hiện còn nhiều tiềm năng cha đợc khai thác nên nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nớc đã đầu t vào. Đến nay có 237 dự án với 7585 triệu USD vốn đăng ký đầu t xây dựng khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, phát triển đô thị, trong số đó đã có 33,66% vốn đợc thực hiện. Đồng thời, đây cũng là lĩnh vực đã xuất hiện tình trạng cung vợt quá cầu ở một số thành phố nh TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng.

h. Lĩnh vực dệt may, giầy dép : Đến nay chúng ta đã phê duyệt 250 dự án với

tổng số 2396 triệu USD vốn đăng ký (dệt: 87 dự án với 1649 triệu USD vốn đăng ký; may: 118 dự án với 281 triệu USD vốn đăng ký; giầy dép: 45 dự án với 466 triệu USD vốn đăng ký). Tổng vốn đã thực hiện là 1079 triệu USD, đạt 45% vốn đăng ký, là một tỷ lệ khá cao. Đầu t nớc ngoài trong các ngành này đã tạo ra việc làm cho hàng vạn ngời lao động, góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, là một trong những ngành công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 1 tỷ USD.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng & phát triển kinh tế Việt Nam (Trang 39 - 41)