Thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA ở Thái Bình

Một phần của tài liệu Thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA ở Thái Bình (Trang 39 - 40)

- Hỗ trợ ngân sách không có điều kiện: Theo mô hình này nhà tài trợ chuyển vốn ODA hoàn lại hoặc không hoàn lại vào ngân sách của Chính phủ nhằm

2.2. Thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA ở Thái Bình

2.2.1. Thu hút nguồn vốn ODA ở Thái Bình:

Cùng với sự phát triển của xã hội, đầu tư ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng, là một hoạt động quyết định sự sống còn, sự tăng trưởng, phát triển của một quốc gia. Một quốc gia sẽ không thể phát triển, tăng trưởng và khai thác được những tiềm lực sẵn có của mình nếu không có hoạt động đầu tư. Nó góp phần làm tăng thêm tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và tài sản vô hình từ đó góp phần làm tăng năng lực sản xuất của xã hội. Thái Bình vốn đã xác định được tầm quan trọng đó của đầu tư nên đã có những chính sách và biện pháp thu hút nguồn vốn đầu tư vào tỉnh. Vấn đề quan trọng đặt ra là nếu chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn trong nước cấp về địa phương thì Thái Bình khó có thể thực hiện được nhiệm vụ phát triển kinh tế đề ra theo từng năm. Trong các chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã của cả nước thì nguồn vốn ODA luôn được xác định là nguồn vốn quan trọng. Thực tế hơn 15 năm qua tình hình thu hút ODA đã giúp bổ sung vào nguồn ngân sách của Chính phủ nói chung và của tỉnh nói riêng, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý hiện đại để phát triển hạ tầng cơ sở kinh tế, xã hội, từ đó giúp thu hút nhiều hơn nguồn vốn FDI vào Thái Bình.

Giai đoạn 1993- 2005:

Ở giai đoạn này, Thái Bình đã tiếp nhận nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của các tổ chức quốc tế là 20 dự án. Trong đó, 15 dự án do tỉnh trực tiếp quản lý và 5 dự án do Trung ương quản lý mà Thái Bình được hưởng thụ, cụ thể:

Một phần của tài liệu Thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA ở Thái Bình (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w