- Các cơ quan thụ hưởng ODA của tỉnh chưa phát huy được hết vai trò làm chủ trong việc thu hút ODA Trong nhiều trường hợp các cơ quan thụ hưởng chưa
2. Giải pháp thu hút và sử dụng ODA ở Thái Bình giai đoạn 2010-
2.1. Giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn ODA ở Thái Bình:
Xét trên góc độ của cả nền kinh tế, hiện nay, các nhà tài trợ nước ngoài đã cam kết mạnh mẽ tăng nguồn vốn ODA để hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs). Tuy nhiên có thể thấy rằng, nhu cầu về vốn ở các nước phát triển hiện nay đang tăng lên rất cao nên việc các nhà các tài trợ có thể đáp ứng được lượng vốn cần thiết là rất khó khăn. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra ở các nước đang phát triển chung và Việt Nam nói riêng là việc vận động, thu hút ODA phải như thế nào để đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước, để từ nguồn vốn ODA này có thể thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước.
Trong bối cảnh chung của cả nước đang cố gắng thu hút ODA thì Thái Bình cũng đang nỗ lực hết mình, tập trung mọi nguồn lực, có những biện pháp, chính sách hiệu quả nhất để thu hút vốn từ Trung ương cũng như vốn trực tiếp về tỉnh. Các biện pháp đó cụ thể như:
• Tạo môi trường đầu tư thuận lợi giúp các nhà đầu tư nước ngoài cũng như giúp ban lãnh đạo cấp cao thấy rõ được hiệu quả khi đầu tư vào địa bàn tỉnh:
Tiếp tục thực hiện cả chiều rộng lẫn chiều sâu công cuộc “ Đổi mới”, trong đó, có một số chính sách mà nhà tài trợ thường nhấn mạnh và coi đó là thông điệp để
xem xét việc cam kết cung cấp viện trợ phát triển. Mặc dù thường những chính sách này thường được triển khai từ trên cấp Trung ương, được triển khai về địa phương nhưng về phía tỉnh, vẫn có các chính sách riêng của mình:
- Phát triển kinh tế nhanh và bền vững đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Cụ thể, ngoài việc luôn xúc tiến và đưa ra các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh nói chung hay các ban, ngành nói riêng thì các cơ quan chức năng của tỉnh cũng như các ban, ngành trong địa bàn tỉnh cũng cần phải có các chính sách thúc đẩy sự phát triển của An sinh xã hội và môi trường. Khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm xã hội, tham gia đóng góp các quỹ An sinh của tỉnh như quỹ trợ cấp cho người nghèo, quỹ thương binh- xã hội,… Có các biện pháp làm nâng cao hiểu biết và tầm quan trọng của An sinh xã hội, giúp cho dân hiểu được An sinh giúp nâng cao đời sống của người dân và xã hội như thế nào. Bên cạnh đó, cũng cần cho người dân thấy rõ được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, hay nhỏ hơn là ngay tại nơi sinh sống và nơi làm việc của mỗi người. Có một môi trường trong sạch và hệ thống An sinh tốt sẽ giúp đời sống của bản thân người dân được cải thiện, kinh tế xã hội của tỉnh được nâng cao, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư cũng như của Trung ương. - Quyết tâm chống lại các nạn tham nhũng trên địa bàn tỉnh.
Trong từng Bộ, ban, ngành, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cần có các chính sách thể hiện quyết tâm chống lại nạn tham nhũng trong từng cơ sở. Muốn có một môi trường đầu tư tốt thì ngay bản thân trong từng doanh nghiệp, từng bộ ban ngành cũng phải có một môi trường trong sạch. Ý thức của từng cán bộ phải tốt, không để xảy ra tình trạng tham nhũng xảy ra, đặc biệt là trong các dự án nước ngoài. Nếu không giảm tải và xóa bỏ được tình trạng này thì càng làm cho đồng vốn vào Việt Nam nói chung và địa bàn tỉnh nói riêng ngày càng hạn hẹp. Đưa ra các biện pháp thích đáng, các hình thức phạt, kỷ luật phù hợp với từng mức vi phạm gây ra.
- Xóa đói, giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Nguồn vốn ODA viện trợ vào các nước kém và đang phát triển thường là để cải tạo cơ sở hạ tầng nhưng cũng góp phần không kém trong việc xóa đói giảm nghèo cho các nước này, đặc biệt là đối với Việt Nam, nhu cầu này càng cao. Trong đó, Thái Bình là lại một tỉnh mang tính chất nông nghiệp, tình trạng đói nghèo còn cao. Do đó, cần nâng cao xóa đói giảm nghèo, thu
hẹp khoảng cách đói nghèo, giúp cho cải thiện kinh tế của tỉnh cũng làm cho thu hút vốn ODA nhiều hơn nữa.
- Tạo sân chơi bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế, kinh tế Nhà nước cũng như tư nhân. Có thể nói, đây là vấn đề đã được đưa ra và đã giải quyết nhưng cũng chưa triệt để. Vẫn có tình trạng chưa bình đẳng về thành phần kinh tế khi phân bổ các dự án về địa phương, vẫn có sự thiên lệch về phía thành phần Nhà nước. Ngay bản thân tỉnh phải có các biện pháp chống lại tình trạng này, bởi trên thực tế có thể thấy, nhiều dự án, nếu đưa cho tư nhân đảm nhiệm thì sẽ có kết quả tốt hơn là việc một cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm. Từ đó, giúp các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn khi đầu tư vào địa bàn tỉnh.
- Quản lý tài chính công một cách minh bạch, có trách nhiệm giải trình và có thể dự báo trước. Nâng cao chất lượng dự báo, đặc biệt dự báo về mặt rủi ro có thể xảy ra cho dự án.
• Có các chính sách về xúc tiến đầu tư tốt và hiệu quả: Những thành quả đạt được trong thu hút đầu tư nước ngoài là có sự tham gia của nhiều yếu tố, nhưng có thể nói, một trong các yếu tố quan trọng đó là sự chú trọng và nỗ lực hết mình trong công tác vận động, xúc tiến đầu tư. Công tác xúc tiến đầu tư đi tiên phong trong việc định vị nhu cầu, đón đầu cơ hội, giảm thiểu các hàng rào thông tin và chi phí giao dịch cho nhà đầu tư. Trong bối cảnh của cả nước nói chung và cụ thể là địa bàn tỉnh nói riêng, nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn ODA sẽ ngày càng khó khăn. Chính vì vậy, công tác vận động, xúc tiến đầu tư cần phải đón đầu các xu hướng phát triển và sự dịch chuyển của các luồng vốn giữa các nền kinh tế trong thời gian tới. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, thì tỉnh cần phải có các biện pháp cụ thể, chính sách đúng đắn. Cần có sự đánh giá lại tiềm năng, lợi thế của mình để xác định đúng lợi thế so sánh, đặt lợi ích của địa phương trong lợi ích của toàn quốc gia, nâng cao tính chủ động trong việc lựa chọn và tiếp nhận nguồn vốn đầu tư; đồng thời, cần phải tăng cường và có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Trung ương trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch cũng như tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư.
Trước hết, cần tăng cường công tác quy hoạch tại địa phương, xây dựng chiến
chính là căn cứ để hoạt động xúc tiến đầu tư đảm bảo chủ động tiếp cận và lựa chọn đúng đối tượng nhà đầu tư phù hợp và dự án hiệu quả, thay cho cách thức hiện tại là chạy theo những dự án mà nhà đầu tư chủ động đề xuất hỗ trợ (thành lập các nhóm công tác hỗ trợ) hay cấp phép tràn lan cho các dự án do nhà đầu tư đề xuất, chỉ xem xét những cái được trước mắt như thành tích, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách của doanh nghiệp, của tỉnh… mà không chú ý đến những cái mất mát to lớn hơn về môi trường và quy hoạch phát triển của tỉnh hay của chung cả nước…
Thứ hai, cần tiếp tục hoàn chỉnh pháp luật, chính sách về công tác xúc tiến đầu
tư theo hướng tăng cường quản lý nhà nước và cơ chế phối hợp giữa trung ương và tỉnh, giữa các đầu mối xúc tiến đầu tư với tỉnh, giữa Thái Bình và các địa phương khác trong cả nước, giữa các đầu mối trong và ngoài nước…
Thứ ba, cần đẩy nhanh quá trình kiện toàn hệ thống tổ chức xúc tiến đầu tư của
địa phương theo hướng tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh về cả số lượng và chất lượng. Nghiên cứu, đề xuất mô hình mới về cơ quan xúc tiến đầu tư ở địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống cơ quan xúc tiến đầu tư của tỉnh với các cơ quan khác trong cả nước.
Cuối cùng, một công việc hay giải pháp về xúc tiến đầu tư mà không kém phần
quan trọng đó là phải đi sâu hơn nữa nguồn lực để phát triển hệ thống cung cấp thông tin tới các nhà đầu tư. Hiện nay, về vấn đề này, Thái Bình vẫn còn chưa phát triển đúng mức cần thiết, trong các năm tới, cần có kinh phí tăng cường hơn nữa để phát triển hệ thống thông tin của tỉnh, giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nước thấy rõ được những lợi thế và tiềm năng của tỉnh, quảng bá hình ảnh của tỉnh hơn nữa.
• Ban hành các tiêu chí làm cơ sở vận động ODA từ Trung ương về địa phương và từ trực tiếp các nhà tài trợ.
• Tăng cường phối hợp với các nhà tài trợ và các cấp quản lý từ Trung ương đi thực tế, nhất là tới những khu vực gặp nhiều khó khăn về một số mặt. • Đưa ra một số các kiến nghị, đề xuất lên Trung ương trong các cuộc họp về
sự cần thiết thực sự của nguồn vốn ODA về tỉnh.
Cụ thể trong năm 2009 này, ban lãnh đạo tỉnh Thái Bình đã đưa ra một số kiến nghị lên Trung ương liên quan đến chương trình ODA đang thực hiện như:
- Đề nghị tổ công tác báo cáo với Thủ tướng Chính Phủ cho Thái Bình tiếp nhận nguồn vốn ODA tăng thêm của dự án thoát nước thành phố do Nauy tài trợ. Nguyên nhân là do dự án được lập từ năm 2006 nhưng đến nay giá cả nguyên vật liệu tăng cao, hiện nay giá bỏ thầu lên tới 20 triệu EURO trong
khi tổng mức đầu tư ban đầu là 219 tỷ đồng ( trong đó Nauy tài trợ 8,9 tỷ EURO).
- Đề nghị Tổ công tác hướng dẫn cho Thái Bình thiết lập dự án trồng khoai tây để kêu gọi vốn ODA giúp nông dân nhân giống, phát triển diện tích trồng khoai tây xuất khẩu.
- Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, ngân sách hạn hẹp và tiếp nhận tới 60-70% ngân sách từ trung ương. Do đó, những dự án có nguồn vốn đối ứng lớn ( như dự án thoát nước thành phố) đề nghị Trung ương hỗ trợ hoặc có cơ chế cho vay vốn để triển khai nhanh, đưa dự án đi vào hoạt động.
- Đề nghị Chính phủ phê duyệt danh mục các dự án ưu tiên trong các năm tới của tỉnh.
- Đề nghị đơn giản hóa các mẫu bảng biểu báo cáo quy định tại Quyết định 803. • Hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý nói chung và đầu tư nói riêng. Nếu
có một môi trường luật pháp tốt sẽ khiến các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn khi đầu tư vào, sẽ thấy được nhưng điểm mạnh của địa phương đầu tư vào, thu hút nhiều hơn nguồn vốn ODA cho tỉnh.
• Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ. Thời gian qua trong khuôn khổ các chương trình, dự án ODA, một đội ngũ cán bộ khá đông các chương trình, dự án đã được đào tạo, huấn luyện về công tác quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA. Tuy nhiên, trong thời gian tới, cần có các chương trình huấn luyện rộng rãi để tạo ra thay đổi trong nhận thức, thái độ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ ở tất cả các cấp trong tỉnh.