Các lĩnh vực đầu tư:

Một phần của tài liệu Thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA ở Thái Bình (Trang 40 - 60)

- Hỗ trợ ngân sách không có điều kiện: Theo mô hình này nhà tài trợ chuyển vốn ODA hoàn lại hoặc không hoàn lại vào ngân sách của Chính phủ nhằm

b, Các lĩnh vực đầu tư:

+ Lĩnh vực y tế - giáo dục(5 dự án): 294,425tỷ đồng. + Lĩnh vực nông nghiệp - thủy lợi (6 dự án): 492,350tỷ đồng. + Lĩnh vực giao thông – điện – nước: 810,142tỷ đồng. + Lĩnh vực khác: 22,242 tỷ đồng.

Bảng 3: Mức vốn ODA theo lĩnh vực trên địa bàn tỉnh trong tất cả các năm từ 1993 đến 2005:

Ngành, lĩnh vực Vốn ODA thu hút Tỷ trọng

Giáo dục- y tế 204,302 16%

Nông nghiệp- thủy lợi 321,083 25%

Giao thông, điện, nước 725,976 57%

Lĩnh vực khác 14,922 1%

Biểu 2: vốn ODA chia theo lĩnh vực trên địa bàn tỉnh từ năm 1993- 2005 Tỷ trọng 16% 25% 57% 1% 100%

Giáo dục- y tế Nông nghiệp- thủy lợi Giao thông, điện, nước Lĩnh vực khác Tổng

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy, trong 13 năm này, Thái Bình cũng đã thu hút được lượng vốn ODA tuy không phải là nhiều nhưng cũng giúp nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng hơn trong nhiều năm, đưa mức sống của người dân tăng lên từng năm. Trong các lĩnh vực thì giao thông, điện, nước là lĩnh vực chiếm tỷ lệ thu hút vốn ODA cao nhất và thấp nhất tuy là các lĩnh vực khác, nhưng trong các lĩnh vực lớn cần được chú trọng đầu tư thì giáo dục- y tế là lĩnh vực thu hút được ít nhất.

- Về nông nghiệp- thủy lợi: Mặc dù chiếm tỷ trọng trong thu hút ODA là không cao nhưng cũng đã giúp cho nền nông nghiệp của tỉnh cải thiện đáng kể. Với tổng vốn đầu tư vào khu vực này là 492,350tỷ đồng, vốn ODA là 321,083 tỷ đồng, chiếm 25%. Đã có một số dự án được triển khai ở lĩnh vực này như: Dự án “Phát triển lúa gạo”, Dự án “Phát triển cung cấp hạt giống Thái Bình”, Dự án “Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM)” đều do Đan Mạch tài trợ, Dự án “Đê biển PAM 5325” do Tổ chức lương thực Thế giới tài trợ… Nguồn ODA góp phần nâng cao chất lượng giống (đặc biệt là giống lúa), nâng cao chất lượng xay xát, chế biến lúa gạo; xây dựng 1 nhà máy xay xát gạo chất lượng cao, công suất 27.000 tấn/ năm bằng nguồn vốn tài trợ của Đan Mạch. Hệ thống đê PAM dọc theo 52 Km bờ biển được xây dựng, nâng cấp, ngăn ngừa thảm họa thiên tai, bảo vệ thành quả lao động của nhân dân đã hoàn thành do PAM tài trợ. Một số công trình thủy lợi đầu mối được xây dựng, tưới tiêu cho hàng ngàn ha lúa, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Về giao thông, điện nước: Đây là lĩnh vực mà thu hút được nguồn ODA chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thu hút ODA về tỉnh, chiếm 57% vốn ODA của tỉnh trong các năm ở thời kỳ này, với tổng vốn ODA cam kết lên đến 725,976 tỷ đồng. Nhờ vậy, cùng với vốn ngân sách của tỉnh, 1 số trục đường giao thông liên huyện, liên tỉnh được nâng cấp nối Thái Bình với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, các tỉnh phía bắc…, tạo môi trường thuận lợi để gọi vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Và cụ thể có một số dự án được triển khai trong lĩnh vực này là dự án “Xây dựng cầu Tân Đệ và nâng cấp quốc lộ 10” do Nhật Bản rót vốn, thời gian thực hiện từ 2000- 2002, vốn đầu tư là gần 600 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong giai đoạn này; dự án “Xây dựng cống Tam Lạc- Nguyệt Lâm” do ADB tài trợ, dự án “Hỗ trợ đường giao thông nông thôn” do Nhật Bản tài trợ…

- Về y tế: Đây là lĩnh vực ưu tiên gọi vốn ODA của tỉnh và cũng được nhiều nhà tài trợ quan tâm. Nguồn ODA đầu tư trong lĩnh vực này là 204,302 tỷ đồng. Trong đó có các dự án tương đối lớn như: Dự án phát triển hệ thống y tế Thái Bình do EU tài trợ; Dự án tăng cường chăm sóc sức khỏe chu kỳ 4, chu kỳ 5, chu kỳ 6 do UNFPA tài trợ…Các dự án này tham gia vào việc tăng cường cơ sở vật chất, trang bị máy móc thiết bị hiện đại đồng bộ; nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, bác sỹ, y tá, cán bộ kỹ thuật từ tỉnh xuống huyện, xã. Công tác truyền thông y tế, truyền thông dân số, chăm sóc sưc khỏe cộng đồng, góp phần nâng cao dân trí. Vì vậy, chăm sóc và phục vụ sức khỏe nhân dân hiệu quả hơn, sức khỏe cộng đồng được nâng lên một bước.

Ngoài ra, nguồn ODA còn sử dụng đầu tư vào xây dựng 8 trường tiểu học, xóa bỏ nhà tạm và học ca 3, xây dựng 4 nhà máy cung cấp nước sạch với tổng công suất 45.000 m3/ ngày đêm và các trạm nước máy quy mô nhỏ tại các xã, vùng bão lũ

Giai đoạn 2006- 2008:

Sang đến giai đoạn này thì tình hình thu hút các nguồn vốn đầu tư về địa bàn tỉnh đã có nhiều nét nhìn khả quan hơn. Trong giai đoạn này, có được những đổi mới trong đầu tư như vậy là nhờ sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào ngày 11/1/2007. Các nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam gia tăng đáng kể, trong đó nguồn vốn ODA thu hút về Thái Bình trong vòng 3 năm 2006, 2007 và 2008 đạt 1454,5 tỷ

đồng. Tạo điều kiện nâng cao cơ sở vật chất trên địa bàn tỉnh, giúp thu hút các nguồn vốn khác vào Thái Bình.

Bảng 4: Bảng số liệu về thu hút vốn ODA theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2006 – 2008:

Ngành, lĩnh vực Vốn ODA thu hút Tỷ trọng

Giáo dục- y tế 386,521 27%

Nông nghiệp- thủy lợi 307,320 21%

Giao thông, điện, nước 676,752 47%

Lĩnh vực khác 83,907 6%

Tổng 1,454,500 100%

Biểu 3: Vốn ODA chia theo lĩnh vực giai đoạn 2006- 2008

Tỷ trọng 27% 21% 47% 6% 100%

Giáo dục- y tế Nông nghiệp- thủy lợi Giao thông, điện, nước

Lĩnh vực khác Tổng

Có thể nhận thấy, trong các lĩnh vực thì giao thông, điện, nước vẫn chiếm đa phần, tuy nhiên đã giảm so với giai đoạn trước về mặt tỷ trọng. Lĩnh vực giáo dục- y tế đã tăng hơn so với giai đoạn của 13 năm trước đó. Và mặc dù giảm về mặt tỷ trọng nhưng lĩnh vực nông nghiệp- thủy lợi vẫn giữ vững được mức thu hút đầu tư, đảm

bảo sự phát triển của các dự án thuận lợi, tạo điều kiện nâng cao năng suất trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Đi cụ thể vào từng lĩnh vực ta thấy:

- Về nông nghiệp- thủy lợi:

Có 02 chương trình , dự án với tổng số vốn ODA là 127,03 tỷ đồng, vốn đối ứng là 23,12 tỷ đồng. Cả hai dự án đều do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan chủ quản. Trong đó: dự án thủy lợi lưu vực sông Hồng giai đoạn II đầu tư vào 02 tiểu dự án là cống Trà Linh và cống Tân Đệ với tổng vốn đầu tư là 149,38 tỷ đồng và dự án tăng cường chức năng hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam.

Dự án thủy lợi lưu vực sông Hồng giai đoạn II nhằm cung cấp nước tưới cho đất canh tác vùng Trà Linh và Tân Đệ, bổ sung nguồn nước còn thiếu của hệ thống Cống Trà Linh và Tân Đệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường lấy phù sa cho đồng ruộng và kết hợp giao thông đường thủy; đồng thời hỗ trợ phát triển nông thôn góp phần ổn định sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Kể từ năm 2006 đến nay, dự án đã và đang tích cực triển khai xây dựng. Cụ thể:

+ Cống Tân Đệ: Hoàn thành 50% khối lượng công việc.

Về xây lắp: hoàn thành 60% khối lượng công việc: Xây dựng cống Tân Đệ: đã thi công phần đáy cống, thân cống, sân thượng lưu và sân tiêu năng, đang thi công xây đá bảo vệ thượng lưu và đắp đập mang cống đảm bảo đưa công trình vào phòng chống lụt bão năm 2009. Thi công xong và đang hoàn thiện, chuẩn bị bàn giao công trình kênh dẫn phía sông và cửa vào. Thi công được 1,1km/1,6km tuyến kênh dẫn phía đồng. Cầu cơ giới H30 qua kênh đang tổ chức đóng cọc gai cố mố trụ cầu đại trà, 02 cầu thô sơ đang tiến hành đúc dầm cầu.

Các công trình thuộc hợp phần RDS (hợp phần hỗ trợ và phát triển nông thôn) hoàn thành 30% khối lượng. Hiện đang trình kết quả đấu thầu, dự kiến triển khai thi công vào đầu tháng 5/2009 và hoàn thành vào 30/9/2009.

Hợp phần PIM&OM (hợp phần quản lý vận hành, bảo dưỡng và phát triển quản lý thủy nông có sự tham gia của người hưởng lợi) hoàn thành được 15% khối lượng công việc. Hiện đang tổ chức thực hiện dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2009.

+ Cống Trà Linh: Hoàn thành 80% khối lượng công việc.

Về xây lắp: hoàn thành 90% khối lượng công việc. Hiện đã Xây dựng xong và đang hoàn thiện cống điều tiết Neo I, Thượng Phúc 3 và cầu Dân chủ, chuẩn bị bàn giao công trình đưa vào sử dụng vào sử dụng.

Hợp phần RDS hoàn thành được 30% khối lượng công việc. Hiện đang tiến hành đấu thấu, dự kiến triển khai vào tháng 7/2009 và hoàn thành vào tháng 12/2009.

Hợp phần PIM và OM đã hoàn thành được 15% khối lượng công việc. Hiện đang tổ chức thực hiện, dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2009.

Dự án tăng cường chức năng hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam nhằm cái thiện đời sống nông dân, tăng cường năng lực của hợp tác xã và cải thiện đời sống của xã viên. Kể từ năm 2006 đến nay, dự án đã xây dựng được 02 trụ sở hợp tác xã ở xã An Ninh- huyện Tiền Hải và Bình Định- huyện Kiến Xương, tổ chức cho cán bộ đi tập huấn, đào tạo ở nước ngoài, tổ chức nhiều buổi hội thảo cho cán bộ phòng nông nghiệp huyện, tổ chức lễ ký kết hợp đồng giữa hợp tác xã với doanh nghiệp về nông sản và mua sắm một số phương tiện vận tải, thiết bị văn phòng…

- Về giao thông- điện nước:Toàn bộ các dự án đầu tư vào lĩnh vực này đều do Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan chủ quản.

Đi cụ thể về vấn đề cấp thoát nước của tỉnh trong thời kỳ này: + Về hạ tầng cấp nước:

Hiện có 02 chương trình, dự án cung cấp nước sạch cho các xã, thị trấn ( dự án cấp nước sạch và VSNT vùng Đồng Bằng sông Hồng do WB tài trợ với tổng số vốn đầu tư là 196,63 tỷ đồng và chương trình nước và vệ sinh ở các thị trấn ở Việt Nam do chính phủ Phần Lan tài trợ với tổng số vốn đầu tư là 66,67 tỷ đồng). Dự kiến đến 2015 sẽ cung cấp nước cho 30 xã và 04 thị trấn với số dân hưởng lợi khoảng 240.000 người. Đến nay đã có 04 nhà máy nước của các xã, thị trấn trong tỉnh đã dựng và 03 nhà máy nước đang trong giai đoạn thiết kế, 04 nhà máy nước đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

+ Về hạ tầng thoát nước:

Hiện tại có 02 lĩnh vực thoát nước đang triển khai thực hiện với tổng mức đầu tư là 19 tỷ đồng do Chính phủ Phần Lan tài trợ.

Ngoài ra, trong lĩnh vực này, còn có các dự án liên quan đến cung cấp điện nông thôn được triển khai nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân. Tỉnh đã tiếp nhận dự án năng lượng điện nông thôn II với tổng số vốn ODA là 159,06 tỷ đồng, vốn đối ứng là 36,69 tỷ đồng. Dự án nhằm cải tạo, nâng cấp và mở rộng hệ thống lưới điện hạ áp cho 50 xã trên địa bàn tỉnh và trợ giúp kỹ thuật, đào tạo,nâng cao năng lực quản lý điện nông thôn. Hiện nay, dự án đã hoàn thiện được 50% giá trị xây lắp và 80% giá trị mua sắm. Dự kiến trong năm 2009 sẽ hoàn thành.

- Về y tế:

Hiện có 03 dự án ODA đang triển khai thực hiện ( dự án hỗ trợ phát triển hệ thống y tế dự phòng do Ngân hàng phát triển Châu Á tài trợ và dự án phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam). 02 dự án về y tế đều do Bộ Y Tế là cơ quan chủ quản. Nguồn vốn ODA đầu tư chủ yếu vào việc mua sắm trang thiết bị, đào tạo đội ngũ bác sỹ, giáo dục truyền thông thay đổi hành vi phòng lây nhiễm HIV/AIDS, can thiệp giảm tác hại, nâng cao năng lực.

Ngoài ra, hiện nay tỉnh cũng đang vận động tài trợ: Dự án tăng cường trang thiết bị y tế Bệnh viện phụ sản và một số bệnh viện đa khoa tuyến huyện tại Thái Bình do Ngân hàng tái thiết Đức tài trợ với tổng số vốn đầu tư 03 triệu EURO; Dự án nâng cấp trang thiết bị Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Thái Bình do Đan Mạch tài trợ vốn đầu tư là 3,1 triệu USD; Dự án thoát nước trên địa bàn thành phố Thái Bình với tổng số vốn đầu tư theo giá bỏ thầu khoảng 20 triệu EURO; Dự án trồng khoai tây do Chính Phủ Italia tài trợ với tổng số vốn là 5 triệu EURO ( cho 2 tỉnh Hòa Bình và Thái Bình).

2.2.1.2.Tình hình thu hút ODA của Thái Bình theo các nhà tài trợ:

Giai đoạn 1993- 2005

Kể từ khi Thái Bình bắt đầu nhận viện trợ chính thức từ các nhà tài trợ song phương, đa phương, cũng như các tổ chức phi chính phủ, đến nay, Thái Bình đã nhận được viện trợ của rất nhiều nhà tài trợ. Trong giai đoạn này, tuy mới bắt đầu triển khai nhưng tỉnh cũng đã nhận được 8 nhà tài trợ, trong đó có 4 nhà tài trợ song phương và 4 nhà tài trợ đa phương.

Các nhà tài trợ song phương: Đan Mạch, Nhật Bản, Phần Lan và Ấn Độ.

Các nhà tài trợ đa phương: Tổ chức lương thực Thế Giới, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Liên minh Châu Âu (EU), Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA).

Đa phần nguồn vốn này đều dùng cho công cuộc xóa đói giảm nghèo , phát triển nông nhiệp, nông thôn, giao thông vận tải, thông tin liên lạc. Trong đó, Nhật Bản là nước viện trợ song phương lớn nhất với số vốn đầu tư là 729,252 tỷ đồng.

Bảng 5: Bảng số liệu thu hút ODA của Thái Bình theo nhà tài trợ, giai đoạn 1993- 2005 STT Nhà tài trợ Vốn ODA Tỷ trọng A Song phương 990,739 79% 1 Nhật Bản 729,252 58% 2 Đan Mạch 200,959 16% 3 Phần Lan 53,817 4% 4 Ấn Độ 6,711 1% B Đa phương 275,543 21% 1 Tổ chức LHQ Thế Giới 57,109 5%

2 NH phát triển Châu Á (ADB) 57,362 5%

3 Liên minh Châu Âu (EU) 98,896 8%

4 Quỹ dân số LHQ (UNFPA) 62,176 5%

Tổng 1,266,282 100%

Biểu 4, 5: Biểu đồ thu hút vốn ODA phân loại theo các nhà tài trợ giai đoạn 1993- 2005:

Các nhà tài trợ song phương:

0 200,000 400,000 600,000 800,000 Nhà tài trợ Vốn ODA Vốn ODA Vốn ODA 729,252 200,959 53,817 6,711 Nhật Bản Đan Mạch Phần Lan Ấn Độ

Các nhà tài trợ đa phương: Vốn ODA 57,109 57,362 98,896 62,176 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 Tổ chức LHQ Thế Giới NH phát triển Châu Á (ADB) Liên minh Châu Âu (EU)

Quỹ dân số LHQ (UNFPA)

Vốn ODA

Ở giai đoạn này có thể nhận thấy là nguồn vốn được rót về tỉnh chủ yếu là ODA song phương, chiếm đến 79% trong tổng số vốn đầu tư. Còn ODA đa phương từ các tổ chức trên Thế Giới chỉ chiếm 21%.

Nhật Bản:

Nhật Bản là quốc gia đã tích cực hỗ trợ phát triển tài chính để góp phần khai thông mối quan hệ của Việt Nam với các tổ chức tài chính quốc tế chủ chốt vào cuối năm 1992. Nhật Bản là nước cung cấp viện trợ phát triển lớn nhất cho Việt Nam, chiếm trên 30% tổng cam kết viện trợ của các nước cho Việt Nam. Hiện nay, viện trợ của Nhật Bản dành cho các nước bị giảm sút do kinh tế Nhật Bản phải đối mặt với khó khăn kéo dài. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước ưu tiên nhận viện trợ của Nhật Bản,chiếm 40% tổng nguồn ODA của các nước và các tổ chức quốc tế cung cấp cho Việt Nam.

Và trong bối cảnh chung của nền kinh tế thì Thái Bình cũng nhận được nguồn

Một phần của tài liệu Thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA ở Thái Bình (Trang 40 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w