b. Tính chất của chất hoạt động bề mặt
1.3 Lý thuyết về nhũ
Nước xả vải là một hệ nhũ. Hệ này hình thành khi ta phối hai tướng dầu và nước với nhau. Giai đoạn này quyết định sự thành công của sản phẩm. Chúng ta phải nắm rõ cơ chế và quá trình sự hình thành nhũ trong quá trình phối trộn. Có bốn loại nhũ chính được phân loại dưới đây.
Nhũ tương: Một hệ hai pha chứa hai chất lỏng không tan lẫn vào nhau, trong đó một pha phân tán trong pha còn lại dưới dạng những hạt cầu có đường kính trong khoảng 0,2 – 50µm.
Pha là một thành phần riêng biệt, đồng nhất (theo ý nghĩa vật lý), phân biệt với các thành phần khác của hệ thống qua bề mặt phân cách xác định.
Khi nói đến nhũ tương mỹ phẩm, người ta không hạn chế ở những hệ lỏng - lỏng đơn giản mà còn là những hệ phức. Tuy nhiên, đặc trưng chung của các hệ đó là phải có một pha háo nước và một pha háo dầu. Khi pha háo nước phân tán trong pha háo dầu, ta có hệ W/O và ngược lại, ta có hệ O/W. Ngoài ra hai pha chính trong nhũ cũng có thể ở trạng thái lỏng, rắn hoặc là hệ phân tán rắn. Ví dụ, kem có màu dạng nhũ O/W, trong đó pha nước liên tục chứa những phân tử mang màu phân tán và pha dầu phân tán ở trạng tháu bán rắn bao gồm những phân tử sáp tan trong dầu lỏng.
Nhũ phức: Dầu có thể phân tán trong pha nước của nhũ W/O để tạo ra hệ phức O/W/O. Nhả sản xuất không chủ ý tạo ra loại nhũ này, nhưng sự hình thành nhũ phức xảy ra một cách tự nhiên trong một vài sản phẩm mỹ phẩm. Tương tự, ta cũng có hệ phức W/O/W.
Nhũ trong: Phần lớn các loại nhũ được đề cập ở trên đều đục, do ánh sáng bị tàn xạ khi gặp các loại nhũ phân tán. Khi đường kính của những giọt cầu xuống khoảng 0,05µm, tác dụng tá xạ giảm, lúc này mắt không thấy được các hạt phân tán và khi
đó nhũ sẽ trong suốt. Nhũ trong còn được gọi là vi nhũ.
Có hai loại nhũ trong: O/W và W/O. Hệ nhũ trong O/W được ứng dụng trong những sản phẩm vệ sinh cũng như sản phẩm mỹ phẩm cao cấp. Ví dụ: dầu tắm, nước hoa.
Trạng thái keo: Khi hoà tan đường vào nước, các phân tử đường phân tán trong nước ở dạng phân tử riêng lẻ, trạng thái này gọi là trạng thái hoà tan hoàn toàn. Trong khí đối với các nhũ đục, đường kính hạt phân tán lớn hơn 0,2µm. Trạng thái keo là
trạng thái trung gian giữa hai trạng thái: tan hoàn toàn và nhũ đục. Kích thước các hạt keo nằm trong khoảng: 5 – 0,2µm.
Nhũ trong chính là ví dụ điển hình của trạng thái keo, ngoài ra còn có nhiều hệ keo khác dùng trong mỹ phẩm.
Những dịch phân tán keo gọi là chất keo, và khi tạo hệ phân tán rắn trong chất keo ưa nước thì hệ nhũ được gọi là gel. Sự khác biệt giữa keo kị lỏng và keo ưa lỏng cũng có liên quan đến quá trình sản xuất mỹ phẩm. Keo kị lỏng có độ nhớt và sức căng bề mặt gần với hệ nhũ phân tán trung bình, còn keo ưa lỏng có sức căng bề mặt thấp hơn và độ nhớt thì cao hơn rất nhiều so với hệ phân tán trung bình.
Ngoài ra, khi bổ sung chất điện li, keo ưa nước cũng có những tính chất rất khác biệt so với keo kị nước. Với những lượng nhỏ, chất điện li có thể làm keo kị nước bị lắng tủa nhưng lại không ảnh hưởng đối với những keo ưa nước. Tuy nhiên, với lượng lớn chất điện li có thể gây ra sự muối tích những keo ưa nước.