PHẦN II: GIẢI PHÁP TẠO LẬP VỐN CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1.2. Phát hành trái phiếu tăng vốn
Việc phát hành trái phiếu chuyển đổi đang dần trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Thời gian qua đã có rất nhiều NHTM áp dụng biện pháp này để tăng vốn. Mỗi ngân hàng có lượng vốn huy động, điều kiện chuyển đổi, mức độ hấp dẫn khác nhau tùy thuộc vào năng
Trái phiếu Vietcombank
Tháng 12/2005, 1.365 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi của Vietcombank đã được phát hành ra công chúng. Mệnh giá mỗi trái phiếu là 100.000 đồng, kỳ hạn 7 năm, lãi suất 6%. Người sở hữu trái phiếu (trái chủ) được sử dụng 100% giá trái phiếu (cả vốn và lãi phát sinh trong kỳ nhưng chưa đến hạn trả) hoặc một phần để mua cổ phiếu của VCB khi ngân hàng cổ phần hóa và phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Quyền chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu chỉ được thực hiện một lần ở thời điểm VCB cổ phần hóa. Nếu khơng chuyển đổi mặc nhiên mất quyền, khi đó trái chủ chỉ cịn hưởng các quyền từ trái phiếu. VCB khơng ấn định trước giá chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu, giá được hình thành tại phiên đấu giá cổ phiếu ở thời điểm VCB cổ phần hóa.
Xung quanh việc phát hành trái phiếu chuyển đổi này của Vietcombank có rất nhiều ý kiến khác nhau. Về phía cơng chúng, trái phiếu này được ưa thích một cách đặc biệt. Chỉ trong vịng 1 phút sau giờ mở cửa giao dịch sáng ngày 15/12/2005, toàn bộ số trái phiếu chuyển đổi (360 tỷ đồng) dành cho nhà đầu tư cá nhân của VCB đã được mua hết. Nhiều người xếp hàng để mua trái phiếu từ trước giờ mở cửa từ rất sớm, và cũng rất nhiều người khơng thể mua được vì chậm chân. Tuy nhiên cũng có những ý kiến e ngại về những rủi ro mà các nhà đầu tư có thể gặp phải: rủi ro về giá chuyển đổi do VCB ngay từ đầu mập mờ không xác định rõ mức giá, kể cả rủi ro về thời gian chuyển đổi phụ thuộc vào tiến trình cổ phần hóa, thêm vào đó là rủi ro về việc chưa xác định tỷ lệ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu… Nói chung, những rủi ro này các nhà đầu tư trên thị trường đều đã biết. Tuy nhiên, cịn một rủi ro mang tính “kỹ thuật” chưa được nói đến và đang tồn tại do những bất cập trong vấn đề luật định nhằm bảo vệ quyền lợi các trái chủ vào thời điểm chuyển đổi.
Luật pháp ở các nước thường định nghĩa “vốn cổ phần” là tính trên mệnh giá hoặc vốn tính trên giá bán. Ở nước ta hiện nay chưa có định nghĩa chính thức về vấn đề này, do đó trên thị trường thường thấy các cơng ty phát hành cổ phiếu “thưởng”. Như vậy, với bất cập này nhà đầu tư sẽ gặp rủi ro trong vấn đề giá cổ phiếu tại thời điểm chuyển đổi, cho dù tỷ lệ chuyển đổi đã được ấn định như phương án phát hành TPCĐ của một số ngân hàng và doanh nghiệp. Thực tế là trước thời điểm chuyển đổi, các cổ đông hiện hữu của công ty thực hiện phát hành cổ phiếu “thưởng” từ vốn thặng dư (phần chênh lệch giữa giá bán với mệnh giá cổ phiếu). Thực chất “kỹ thuật” này không làm tăng giá trị doanh nghiệp, mà chẳng qua làm tăng số lượng các “tờ giấy”, xét về mặt hạch tốn thì đây là một bút tốn chuyển từ tài khoản thặng dư vốn sang vốn điều lệ mà thơi. Vì thế, việc phát hành cổ phiếu “thưởng” đã làm giá mỗi cổ phiếu sau khi “thưởng” giảm đi. Cho nên các trái chủ dễ gặp rủi ro về giá cổ phiếu ngay cả khi biết trước tỷ lệ chuyển đổi.
Trái phiếu BIDV
Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 08/05/2006 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức phát hành trái phiếu tăng vốn cấp II BIDV đợt I/2006, trong đó phát hành đến các nhà đầu tư có tổ chức từ ngày 08/05 - 12/05/2006 và phát hành theo hình thức bán lẻ từ ngày 09/05 đên ngày 15/05/2006. Tổng mệnh giá trái phiếu phát hành đạt trên 2.200 tỷ VND, được phân bổ cho 2 kỳ hạn, trong đó kỳ hạn 10 năm đạt 1.185 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 54,0%, kỳ hạn 15 năm đạt 1.015 tỷ VND (46,0%). Kết quả phát hành theo hình thức bán lẻ tại Hà nội và TP Hồ Chí Minh đạt 200 tỷ VND (chiếm 9,1% tổng mức phát hành). Số lượng phát hành cho các nhà đầu tư lớn là tổ chức đạt
một số nhà đầu tư lớn có nhu cầu đầu tư đã đăng ký bổ sung trong quá trình phát hành trái phiếu.
Khác với trái phiếu chuyển đổi của Vietcombank, trái phiếu BIDV là một dạng trái phiếu tăng vốn cấp hai, cho phép ngân hàng hạch toán số tiền thu được sau phát hành vào vốn tự có, song trái phiếu khơng có quyền chuyển đổi sang cổ phiếu khi BIDV chính thức cổ phần hố. Tuy nhiên, Phó tổng giám đốc BIDV Lê Đào Nguyên cho biết, trái phiếu có thời hạn dài (10-15 năm), phần lớn khối lượng được bảo lãnh phát hành qua các tổ chức có uy tín và đặc biệt là lãi suất trái phiếu sẽ đủ hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng.
Theo đánh giá của dư luận, đợt phát hành trái phiếu BIDV không ồn ào như trái phiếu Vietcombank hay những đợt phát hành cổ phiếu của các ngân hàng cổ phần, nhưng thành cơng và mang tính chọn lọc với đối tượng tiếp cận chủ yếu là các nhà đầu tư tổ chức, doanh nghiệp. Kết quả phát hành đợt I cũng cho thấy chiếm toàn bộ cơ cấu phân bổ trái phiếu là các nhà đầu tư tổ chức, doanh nghiệp, quỹ đầu tư.
Thành cơng này có ý nghĩa quan trọng đối với BIDV nói riêng và thị trường trái phiếu trong nước nói chung:
- Tăng năng lực tài chính, tăng vốn tự có của BIDV, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, tạo điều kiện để BIDV mở rộng quy mơ hoạt động kinh doanh. Tính đến ngày 15/05/2006, vốn tự có của BIDV đạt 8.442 tỷ VND, trong đó vốn cấp I là 6.066 tỷ, vốn cấp II là 2.421 tỷ, chỉ số CAR đạt 9,02% (cao hơn so với mức quy định tối thiểu là 8%).
- Tạo ra khung điểm chuẩn về mức giá đối với trái phiếu tăng vốn của các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp với các kỳ hạn dài 10 năm đến 15 năm, là căn cứ để các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong thời gian tới.
- Góp phần quan trọng nâng cao kỳ hạn của nguồn vốn huy động, đặc biệt là vốn VNĐ, tạo sự cân đối về kỳ hạn đối với tài sản nợ có phù hợp với chính sách quản lý rủi ro của BIDV.
- Tạo nguồn vốn dài hạn phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện để BIDV thực hiện cam kết tài trợ cho các dự án trọng điểm của nền kinh tế, trước hết là dự án Nhà máy Thuỷ điện Sơn la.
- Thành công của đợt phát hành trái phiếu tăng vốn đã mang lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho BIDV để khai thác nguồn vốn dài hạn dưới hình thức phát hành trái phiếu cả trên thị trường vốn trong nước lẫn thị trường vốn quốc tế trong tương lai, tạo điều kiện để BIDV thực hiện thành công chiến lược phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trái phiếu Agribank
Từ 10/10/2006, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (Agribank) phát hành trái phiếu dài hạn thời hạn 10 năm và 15 năm. Trái phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khốn.
Trái phiếu được phát hành bằng VND qua hình thức ghi sổ. Mệnh giá tối thiểu là 1 triệu đồng, các mệnh giá lớn hơn mệnh giá tối thiểu phải là bội số của mệnh
giá tối thiểu. Khách hàng gồm các nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân VN; tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại VN.
Thời hạn phát hành trái phiếu Agribank tối đa 60 ngày. Ngày đến hạn thanh toán lãi trái phiếu là 10/10 hằng năm. Lãi suất trái phiếu cố định và sẽ điều chỉnh tăng lên một lần duy nhất tại thời điểm 5 năm trước khi đến hạn của trái phiếu. Đối với kỳ hạn 10 năm, lãi suất cố định 5 năm đầu là 9,8%/năm, đối với kỳ hạn 15 năm, lãi suất cố định 10 năm đầu là 10,2%/năm. Người mua trái phiếu Agribank sẽ được ưu tiên để mua cổ phiếu của Agribank khi Agribank thực hiện cổ phần hoá
Trái phiếu của một số ngân hàng khác
- Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi (được Thống đốc NHNN chấp thuận phát hành vào 15/9/2006 và chính thức phát hành vào 1/11/2006) với 03 loại mệnh giá: Loại 1: Mệnh giá 1.200.000 đồng/trái phiếu được phát hành cho các cổ đông hiện hữu. Loại 2: Mệnh giá 1.500.000 đồng/trái phiếu được phát hành cho cán bộ nhân viên SCB. Loại 3: Mệnh giá 2.000.000 đồng/trái phiếu được phát hành bán ra bên ngoài. Đối tượng này là các thể nhân, pháp nhân Việt Nam, trong đó gồm cả các khách hàng đã gửi tiền tiết kiệm tại SCB có số dư ổn định từ 5 tỷ đồng trở lên và số dư này được duy trì liên tục trong 3 năm tính đến ngày chốt danh sách đối tượng được mua trái phiếu chuyển đổi. Lãi suất trái phiếu là 8,5%/13 tháng, tương đương 7,85%/năm và lĩnh lãi cuối kỳ kể từ ngày phát hành. Về tỷ lệ chuyển đổi, tổng vốn và lãi của 01 (một) TPCĐ bất kỳ loại mệnh giá nào cũng được chuyển đổi thành 01 (một) cổ phiếu mệnh giá 1.000.000 đồng/cổ phiếu, nếu chủ sở hữu trái phiếu tuân thủ các điều kiện quy
định của đợt phát hành này. Do tính chất của trái phiếu lần này có thời gian chuyển đổi là 13 tháng, do vậy trong chiến lược phát triển của mình SCB sẽ thường xuyên thực hiện theo hình thức cuốn chiếu và duy trì hàng năm.
- Ngày 18/10/2006 Ngân hàng Nhà Nước cho phép Ngân hàn cổ phần quân đội (MB) phát hành trái phiếu chuyển đổi với tổng giá trị đợt phát hành theo mệnh giá là 220 tỷ đồng theo phương án đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông. Các cổ đông cũ sẽ được quyền mua trái phiếu chuyển đổi với khối lượng tương đương 30% tổng số cổ phiếu sở hữu tính đến đến hết ngày 30/9/2006, giá mua bằng với mệnh giá (1 triệu đồng/trái phiếu). Trái phiếu chuyển đổi của MB có thời hạn 5 năm, lãi suất 8%/năm, sau khi đáo hạn sẽ chuyển đổi thành cổ phiếu theo tỷ lệ 1 trái phiếu được 1 cổ phiếu (1 triệu đồng/cổ phiếu).
- Ngày 17/10/2006, ACB đã phát hành 1.650 tỷ trái phiếu chuyển đổi. Lãi suất trái phiếu là 8%/năm, trả lãi hằng năm. Mỗi nhà đầu tư sở hữu 1 cổ phiếu ACB sẽ được mua 1,5 trái phiếu chuyển đổi bằng mệnh giá (1 triệu đồng). Đến năm 2007, 1.100 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi sẽ được đổi thành cổ phiếu theo tỷ lệ 1-1, số trái phiếu còn lại (1.900 tỷ đồng) sẽ được chuyển đổi vào năm 2008. Dự kiến trong năm 2007, ACB tiếp tục phát hành thêm 1.350 tỷ đồng trái phiếu loại này.