PHẦN II: GIẢI PHÁP TẠO LẬP VỐN CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1.3. Phát hành cổ phiếu thêm và giữ lại lợi nhuận để tăng vốn
Đây là biện pháp thường được sử dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần nước ta. Trong năm 2005, 2006 thị trường tài chính Việt Nam chứng kiến những cuộc chạy đua và những bước tăng trưởng ngoạn mục của các NHTM cổ phần. Đó là cuộc chạy đua lãi suất & cuộc đua vốn điều lệ. Các ngân hàng thương mại
cổ phần thường xuyên phải tăng vốn điều lệ bởi các quy định pháp luật về tỷ lệ an toàn sau đây.
Một là, theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN, ngày 19/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng thì các tổ chức này phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro. Trong cơ cấu vốn tự có chủ yếu là vốn điều lệ. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay và đầu tư thường xuyên tăng cao, làm cho tỷ lệ an tồn vốn giữa vốn tự có so với tài sản có rủi ro quy định và theo thông lệ quốc tế tối thiểu là 8% của các ngân hàng thương mại ngày càng giảm xuống. Do đó quy mơ hoạt động ngân hàng này càng tăng, dư nợ cho vay tăng cao, thì vốn điều lệ cũng phải tăng cao.
Theo Quyết định 888/2005/QĐ-NHNN, ngày 16/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thì một trong số các điều kiện để mở chi nhánh của tổ chức tín dụng là số vốn điều lệ hiện có trừ đi số vốn pháp đinh tối thiểu, thì mỗi chi nhánh bình qn phải có 20 tỷ đồng. Do đó tổ chức tín dụng muốn phát triển kinh doanh, mở rộng địa bàn và chiếm lĩnh thị phần thì thường xuyên phải thành lập thêm chi nhánh mới, tất nhiên phải tăng thêm vốn điều lệ.
Cũng theo quy định của pháp luật hiện hành, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khơng được đầu tư q 50% số vốn điều lệ vào tài sản cố định. Do đó để hiện đại hoá và mở rộng trụ sở, các chi nhánh, phòng giao dịch; đầu tư hiện đại hố cơng nghệ, trang bị máy ATM, máy tính hiện đại, trang thiết bị khác,... ngân hàng thương mại cổ phần phải thường xuyên tăng vốn điều lệ.
Hai là, trong quá trình phát triển kinh doanh, đa dạng hố dịch vụ theo thơng lệ quốc tế và theo yêu cầu hội nhập, các ngân hàng thương mại ngày càng mở ra nhiều cơng ty trực thuộc. Vì vậy, các ngân hàng thương mại phải tăng thêm vốn điều lệ để có vốn cấp cho thành lập các công ty trực thuộc, như: cơng ty chứng khốn, cơng ty cho th tài chính, cơng ty kiều hối, cơng ty thương mại dịch vụ, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản,...
Ba là, quy mơ vốn tự có của các ngân hàng thương mại cổ phần ở nước ta hiện nay còn quá nhỏ bé so các nước trong khu vực. Bình quân các ngân hàng thương mại cổ phần mới đạt 9.000 tỷ đồng, tương đương 600 triệu USD. Trong khi đó bình qn các ngân hàng thương mại trong khu vực lên tới 50 tỷ USD.
Bốn là theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, một ngân hàng thương mại không được cho một khách hàng vay vốn vượt quá 15% số vốn chủ sở hữu, trong khi quy mô vốn của mỗi dự án ngày càng lớn. Do đó các ngân hàng thương mại cổ phần buộc phải tăng vốn để đáp ứng nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp, giữ chân khách hàng truyền thống, khách hàng làm ăn có hiệu quả.
Từ những nguyên nhân trên, các NHTM cổ phần đều không ngừng gia tăng vốn điều lệ của mình.
- Ngày 9/11/2006 Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) Đặng Văn Thành vừa ký thông báo tăng vốn điều lệ ngân hàng từ 1.899 tỷ đồng lên 2.089 tỷ đồng. Nguồn vốn bổ sung trong đợt tăng này được trích từ nguồn vốn hợp pháp của các cổ đơng trong nước và cổ đơng nước ngồi. Với lần tăng vốn này, Sacombank đạt mức tăng trưởng vốn điều lệ hàng năm là 68%. Với mức vốn mới, Sacombank tiếp tục dẫn đầu khối ngân hàng cổ phần về
quy mô vốn, cao gấp hai lần so với mức vốn bình quân tốp ngân hàng cổ phần hàng đầu Việt Nam hiện nay.
Cũng trong thời điểm này, Sacombank có thơng báo lần hai về kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng, với loại cổ phiếu phổ thông, mệnh giá 10.000 đồng; số lượng đăng ký phát hành là 18.994.729 cổ phiếu, khối lượng vốn cần huy động là 189.947.290.000 đồng (tính theo mệnh giá). Sacombank cho biết, mục đích huy động vốn là phát hành thêm cổ phiếu thưởng để tăng vốn điều lệ, tăng quy mô hoạt động của ngân hàng; phương thức phân phối được xác định: cổ đơng có tên trong sổ cổ đơng tại thời điểm chốt danh sách cuối cùng sở hữu 10 cổ phiếu được thưởng 01 cổ phiếu (tỷ lệ 10:1).
- Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) vừa đăng ký vốn điều lệ mới là 900 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cuối năm 2005 và trở thành ngân hàng đứng thứ 4 về vốn điều lệ trong khối các ngân hàng cổ phần. Ngân hàng này cho biết sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ lên ít nhất là 1000 tỷ đồng vào cuối năm 2006. Đến thời điểm hiện tại, tổng tài sản của Habubank đã đạt trên 12.000 tỷ đồng (tăng 120% so với cuối năm 2005), trong đó vốn chủ sở hữu đạt xấp xỉ 1.400 tỷ (bằng hơn 150% so với vốn điều lệ) và tổng dư nợ đạt 5.300 tỷ đồng (tăng hơn 50% so với cuối năm 2006).
- Đầu tháng 11/2006 Ngân hàng Saigonbank gửi công văn lấy ý kiến cổ đông về việc phát hành cổ phiếu tăng vốn đợt 2 để nâng vốn điều lệ từ 615 tỷ lên 700 tỷ đồng. Theo dự kiến, ngân hàng Saigonbank sẽ bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 12% với giá bán 250.000 đồng. Ngoài ra, ngân hàng cũng dành 8.000 cổ phiếu cho người có cơng với giá ưu đãi 375.000 đồng/cổ phiếu, khách hàng truyền thống 32.000 cổ phiếu với mức giá là 500.000 đồng/cổ phiếu.
- Tại công văn số 23/10/2006 ngày 23/10/2006, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng liên doanh Indovina. Cụ thể, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc tăng vốn điều lệ từ 25 triệu USD lên 35 triệu USD của Ngân hàng liên doanh Indovina theo đề nghị của Hội đồng Quản trị Ngân hàng liên doanh Indovina tại công văn số 679/IBV/BOD ngày 20/9/2006.
- Thông tin ngày 16/10/2006 Ngân hàng Quân đội (MB) sẽ phát hành cổ phiếu đợt 2/2006 với tổng giá trị tính theo mệnh giá là 105 tỷ đồng. Trong đợt phát hành này, cổ đông cũ sẽ được mua thêm số lượng cổ phiếu bằng 15% tổng số cổ phiếu sở hữu tính đến hết ngày 30/9/2006 với giá thoả thuận do Hội đồng quản trị MB quyết định. Như vậy, sau hai đợt phát hành trái phiếu và cổ phiếu, vốn điều lệ của MB sẽ nâng lên gần 1.000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu dự kiến sẽ là 1.300 tỷ đồng đến hết ngày 31/12/2006.
- Thực hiện kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2006, được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước VN và Sở Kế hoạch đầu tư TP Hà Nội, từ ngày 16/10/2006, Ngân hàng TMCP Hàng Hải VN (Maritime Bank) chính thức tăng vốn điều lệ từ 320 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng. Đây là lần tăng vốn điều lệ thứ hai trong năm nay của Maritime Bank, nhằm thực hiện chiến lược phát triển, mở rộng kinh doanh. Dự kiến đến cuối năm, Ngân hàng Hàng Hải sẽ tiếp tục nâng vốn điều lệ lên 700 tỷ đồng.