II. Một số lư uý đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu:
3. Những khác nhau quan trọng giữa hợp đồng nơi đến và hợp đồng nơi đi:
Cần có một sự phân biệt rõ giữa các điều kiện “nơi đến” (điều kiện D) và các điều kiện thương mại khác trong việc xác định điểm phân định tại đó người bán đã thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình. Chỉ có các điều kiện D, nghĩa vụ của người giao hàng mới mở rộng tới tận nơi đến. Theo các điều kiện khác, người mua hoàn thành nghĩa vụ giao hàng ngay tại nước mình, bằng cách đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại cơ sở của mình (EXW) hoặc giao hàng cho người vận chuyển ở nơi tập kết gửi đi (FCA, FAS, FOB, CFR, CPT và CIP).
Để phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa các nhóm điều kiện thương mại, các hợp đồng mua bán thường được phân loại một cách tương ứng, ví dụ
các điều kiện D biến hợp đồng mua bán thành hợp đồng nơi đến, còn những hợp đồng sử dụng các điều kiện F hoặc C được xếp vào loại hợp đồng nơi đi.
Điều quan trọng cần thấy là nghĩa vụ tổ chức và trả tiền vận chuyển của người bán tự nó không mở rộng nghĩa vụ của người bán đến tận điểm đến. Ngược lại, những rủi ro về mất mát và hư hại hàng hoá sẽ được di chuyển tại điểm giao hàng, và hợp đồng bảo hiểm mà người bán phải ký theo các điều kiện CIF và CIP sẽ là có lợi cho người mua, người chịu các rủi ro từ sau điểm giao hang.
Người bán theo điều kiện C, được coi như đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, ngay cả nếu sau điểm gửi hàng có chuyện gì đó sẽ xảy ra với hàng hoá, trong khi với hoàn cảnh tương tự, người bán hàng theo điều kiện D sẽ không thể coi là được giải phóng khỏi nghĩa vụ nói trên.
Như vậy, nếu hàng hoá bị mất hoặc bất ngờ hư hỏng sau khi gửi đi, nhưng trước khi đến điểm đích quy định, người bán theo điều kiện D sẽ coi như chưa hoàn thành nghĩa vụ của hợp đồng và do đó có thể bị quy trách nhiệm vi phạm hợp đồng. Thông thường, họ sẽ phải thay thế số hàng bị mất hoặc hư hại trên hoặc nộp một khoản bồi thường theo thoả thuận.
Về mặt này, mối quan hệ giữa điều kiện thương mại và các điều kiện khác trong hợp đồng mua bán là rất quan trọng bởi vì rủi ro thuộc về người bán sẽ được loại trừ hoặc ít ra là thay đổi bởi các điều khoản miễn trách hoặc bất khả kháng trong hợp đồng mua bán.
Sự khác biệt cơ bản trong các điều kiện C và D trở nên cần thiết khi hàng hoá bị hư hại trên đường vận chuyển. Với điều kiện C, người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình, trong khi theo điều kiện D người bán có thể bị quy trách nhiệm vi phạm hợp đồng. Vì vậy người bán theo điều kiện D phải xem xét nhu cầu tự bảo bệ đối với các rủi ro về vi phạm hoặc không thực hiện hợp đồng bằng việc quy định đầy đủ các điều khoản về bất khả kháng hoặc các điều khoản miễn trách trong hợp đồng mua bán.