Phân chia trách nhiệm về vận tải trong ngoại thương

Một phần của tài liệu Hợp đồng thuê tàu .doc (Trang 71 - 75)

II. Một số lư uý đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu:

4. Phân chia trách nhiệm về vận tải trong ngoại thương

Trong hợp đồng mua bán ngoại thương luôn có quy định về điều khoản vận tải. Các điều khoản quy định trực tiếp hoặc gián tiếp về vận tải trong hợp đồng mua bán ngoại thương xác định rõ người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu có trách nhiệm thanh toán trực tiếp chi phí vận tải với người chuyên chở. Từ đó cũng chỉ rõ người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu có trách nhiệm tổ chức chuyên chở hàng hoá trên toàn bộ quãng đường từ nơi gửi đến nơi cuối cùng hoặc trên một chặng đường nhất định.

Bên nào có trách nhiệm thanh toán trực tiếp chi phí vận tải và có trách nhiệm tổ chức chuyên chở hàng hoá được gọi là bên giành được “quyền vận tải” hoặc “quyền thuê tàu”.

Việc phân chia trách nhiệm về vận tải giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu như thế nào là phụ thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương. Từ góc độ “quyền vận tải” và “quyền thuê tàu” ta có thể chia các điều kiện cơ sở giao hàng làm 3 nhóm:

- Nhóm thứ nhất bao gồm các điều kiện cơ sở giao hàng EXW, FCA. Theo điều kiện này, người xuất khẩu chuyển quyền định đoạt hàng hoá cho người nhập khẩu tại nơi đã có sẵn hàng hoá ngay từ khi ký kết hợp đồng mua bán hoặc giao cho người vận tải tại địa điểm quy định. Trong trường hợp này toàn bộ “quyền vận tải” thuộc về người nhập khẩu. Do đó người nhập khẩu được toàn quyền lựa chọn phương thức vận tải, tuyến đường chuyên chở, phương pháp chuyên chở, người chuyên chở ... sao cho có lợi nhất cho mình. Theo đó người nhập khẩu có trách nhiệm chịu toàn bộ chi phí chuyên chở.

- Nhóm thứ hai gồm điều kiện DDU (Delivery Duty Unpaid), DDP (Delivery Duty Paid), CPT (Carriage Paid to), CIP (Carriage and Insurance Paid to). Các điều kiện giao hàng này xác định rõ người xuất khẩu có trách nhiệm tổ chức chuyên chở hàng hoá với chi phí của mình từ nước xuất khẩu đến địa điểm nhận hàng quy định trên lãnh thổ nước nhập khẩu. Như vậy toàn bộ “quyền vận tải” thuộc về người xuất khẩu. Người xuất khẩu được toàn quyền lựa chọn phương thức vận tải, tuyến

đường chuyên chở, phương pháp chuyên chở, người chuyên chở ... sao cho có lợi nhất cho mình. Khi quy định giá cả hàng hoá trong hợp đồng mua bán, người xuất khẩu phải chú ý đầy đủ đến toàn bộ chi phí vận tải và việc tổ chức chuyên chở để quy định cho hợp lý.

- Nhóm thứ ba gồm các điều kiện cơ sở giao hàng khác: FAS, FOB, CFR, CIF, EXS, EXQ... Các điều kiện cơ sở giao hàng này xác định sự phân chia trách nhiệm về vận tải giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Quyền vận tải và quyền thuê tàu vừa thuộc người nhập khẩu, vừa thuộc người xuất khẩu.

Trong buôn bán quốc tế, người xuất khẩu cũng như người nhập khẩu đều mong muốn giành được quyền vận tải. Bên nào giành được quyền này sẽ có lợi thế về nhiều mặt. Giành được “quyền thuê tàu” có một ý nghĩa kinh tế rất lớn. Trước hết, nó cho phép sử dụng tốt lực lượng tàu buôn trong nước. Đồng thời có khả năng sử dụng trực tiếp các dịch vụ của các cơ quan thuê tàu, giao nhận, đại lý tàu biển và bảo hiểm trong nước. Như vậy, ngoại thương đã tạo điều kiện để phát triển lực lượng tàu buôn và góp phần tiết kiệm ngoại tệ liên quan đến việc chuyên chở hàng hoá ngoại thương.

Nếu trong hợp đồng mua bán không quy định thời gian giao hàng một cách chính xác thì bên nào giành được quyền thuê tàu sẽ giành được thế chủ động trong việc tổ chức chuyên chở và giao nhận. Ví dụ, khi xuất khẩu theo điều kiện CIP, người xuất khẩu có thể gửi hàng trong thời gian thuận lợi nhất, căn cứ vào tình hình chuẩn bị hàng hoá và thuê tàu. Trong trường hợp nhập khẩu theo điêu kiện FOB, mà thời gian giao hàng quy định khoảng chứng, người nhập khẩu có thể chủ động điều tàu đến cảng nhận hàng trong thời hạn thích hợp và thuận lợi nhất.

Giành được quyền thuê tàu có tác dụng tăng thu và tiết kiệm chi ngoại tệ cho nhà nước. Khi xuất khẩu theo điều kiện CFR, CIF, EXS, ESQ hoặc khi nhập khẩu theo điều kiện FAS, FOB (cảng nước ngoài) và hàng hoá được chuyên chở bằng tàu trong nước sẽ góp phần tăng thu ngoại tệ cho nhà nước, bởi vì ở đây đã kết hợp chặt chẽ giữa xuất khẩu hàng hoá với xuất khẩu sản phẩm vận tải và

dịch vụ bảo hiểm. Nếu bắt buộc phải đi thuê tàu nước ngoài để chuyên chở hàng hoá, bên giành được quyền thuê tàu vẫn chủ động lựa chọn người chuyên chở, điều kiện thuê tàu... có lợi nhất. Ví dụ, nhập theo điều kiện CIF, người bán nước ngoài một mặt thường tính giá cước cao hơn cước trung bình trên thị trường, mặt khác thuê tàu với những điều kiện chuyên chở không chặt chẽ. Điều đó có thể sẽ gây cho người nhập khẩu những khó khăn và thiệt hại.

Phần lớn các trường hợp giành được quyền thuê tàu là có lợi. Tuy nhiên cũng có những trương hợp việc được quyền thuê tàu sẽ không có lợi. Có thể chuyển quyền thuê tàu cho đối phương nếu gặp phải một trong những trường hợp cụ thể sau đây:

- Dự kiến giá cước thuê tàu trên thị trường thế giới có xu hướng tăng lên so với thời kỳ ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương.

- Dự kiến thấy những khó khăn trong việc thuê tàu để chuyên chở hàng hoá quy định trong hợp đồng mua bán.

- Tính toán thấy rằng, hiệu số giữa giá xuất CIF và giá FOB do người nhập khẩu nước ngoài đặt mua không đủ bù đắp chi phí vận tải và phí bảo hiểm thực tế phải bỏ ra hoặc hiệu số giữa giá nhập CIF do người xuất khẩu nước ngoài chào bán và FOB định mua phải bỏ ra, thấp hơn cước phí vận tải và phí bảo hiểm thực tế.

- Khách hàng ràng buộc việc ký kết hợp đồng mua bán với vấn đề giành quyền thuê tàu, trong khi đó chúng ta thấy cần thiết phải mua bán loại hàng nhất định.

- Luật pháp hoặc tập quán quy định bắt buộc việc phân chia quyền thuê tàu giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu trong việc mua bán một loại hàng nhất định.

Thực tế hoạt động ngoại thương chỉ cho chúng ta một số bài học kinh nghiệm sau đây:

- Phải luôn luôn gắn chặt giữa nghiệp vụ xuất nhập khẩu với nghiệp vụ vận tải. Nếu tách rời hai nghiệp vụ này sẽ đưa đến những khó khăn thậm chí những thiệt hại lớn.

- Khi giành được quyền vận tải, không được để đối phương ràng buộc quá đáng về vấn đề vận tải. Những ràng buộc quá đáng đó thường gây tổn hại đến quyền lợi của chúng ta.

- Nếu phải nhường quyền vận tải thì phải có biện pháp bảo vệ quyền lợi của mình. Chúng ta phải cố gắng quy định đầy đủ chặt chẽ và hợp lý những điều khoản về vận tải trong hợp đồng và phải tính toán đầy đủ yếu tố vận tải trước khi quyết định ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương.

Một phần của tài liệu Hợp đồng thuê tàu .doc (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w