Cước phí vận tải:

Một phần của tài liệu Hợp đồng thuê tàu .doc (Trang 75 - 77)

II. Một số lư uý đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu:

5. Cước phí vận tải:

Giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới theo điều kiện FOB cảng gửi hàng hình thành rất khác nhau. Sự khác nhau đó, trước hết phụ thuộc vào điều kiện sản xuất, sau là cước phí trên các tuyến chuyên chở cạnh tranh. Trái lại, giá cả hàng hoá theo điều kiện CIF cảng đến thường có xu hướng gần bằng nhau giữa các thị trường.

Khi nhập khẩu hàng hoá theo điều kiện CIF cảng đến, người nhập khẩu sẽ chọn thị trường nào mà ở đó có giá trị CIF thấp nhất và các điều kiện khác tương tự như nhau. Trong trường hợp này, người nhập khẩu thường ít chú ý đến yếu tố cước phí vì họ đã biết tổng chi phí bỏ ra để nhập được hàng hoá về tới đích. Khi nhập hàng hoá theo giá FOB cảng gửi, người nhập khẩu bắt buộc phải tính đến yếu tố cước phí. Nếu giá FOB trên các thị trường xấp xỉ bằng nhau thì người nhập khẩu sẽ chọn mua ở thị trường gần nhất để cước phí phải chịu là ít nhất. Nếu giá FOB trên các thị trường không bằng nhau thì người nhập khẩu chọn mua ở thị trường nào là phụ thuộc vào yếu tố cước phí. Người nhập khẩu có thể mua hàng với giá FOB cao hơn của thị trường khác, nếu như số tiền cước phí tiết kiệm được lớn hơn số tiền chênh lệch giữa hai giá FOB của hai thị trường.

Người xuất khẩu phải chịu cước phí vận tải khi bán hàng theo điều kiện CIF cảng đến và được miễn cước phí khi bán hàng theo điều kiện FOB cảng gửi. Tuy nhiên, dù bán hàng theo điều kiện nào, người xuất khẩu cũng phải tính đến yếu

tố cước phí để phù hợp với quan điểm nói trên của người nhập khẩu và để có thể cạnh tranh được với các thị trường khác.

Cước phí là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá. Người nhập khẩu lẫn người xuất khẩu đều phải chú ý đầy đủ đến yếu tố cước phí khi tính toán giá cả ký kết trong hợp đồng mua bán hàng hoá.

KẾT LUẬN

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, thích nghi với việc dỡ bỏ dần hàng rào bảo hộ của Nhà nước, thành công trong hội nhập khu vực và toàn cầu, doanh nghiệp phải có một chiến lược kinh doanh đúng đắn, trong đó không thể thiếu việc trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết trong việc soạn thảo, đàm phán và ký kết hợp đồng, đánh giá đúng mức ý nghĩa quan trọng của các yếu tố này đối với sự thành công của các thương vụ.

Trong khoá luận này em đã trình bày một cách hệ thống những hiểu biết của mình về hợp đồng mua bán hàng hoá cũng như hợp đồng vận tải với mong muốn nâng cao kiến thức, đồng thời cung cấp cho các doanh nghiệp một số những kiến thức, những kỹ năng chuyên môn mà em tin là thực sự rất có ích đối với hoạt động ngoại thương của họ.

Do thiếu những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, em rất mong nhận được sự thông cảm và lượng thứ của các thầy cô đối với những sơ suất không thể tránh khỏi trong bài viết này. Em cũng mong sẽ nhận được những góp ý bổ ích để hoàn thiện hơn hiểu biết của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật thương mại Việt Nam (1997).

2. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989.

3. Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán quốc tế (Công ước Viên 1980).

4. Quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ (UCP500) của Phòng thương mại quốc tế.

5. Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương của trường Đại học Ngoại thương.

6. Giáo trình Vận tải giao nhận của trường Đại học Ngoại thương.

7. Quy tắc quốc tế giải thích các điều kiện thương mại (Incoterms 2000) của Phòng thương mại quốc tế.

8. Công ước quốc tế để thống nhất quy tắc về vận đơn đường biển ngày 25/8/1924 (Quy tắc Hague).

9. Nghị định thư Visby 1968 (Quy tắc Hague-Visby).

10.Công ước của Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hoá bằng đường biển 1978 (Quy tắc Hamburg).

11.Hợp đồng mẫu GENCON. 12.Vận đơn của một số hãng tàu.

Một phần của tài liệu Hợp đồng thuê tàu .doc (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w