3 Các biện pháp xử lý rủi ro:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng tại chi nhánh Hà Nội và đầu tư phát triển Hà Giang (Trang 61 - 64)

Tuỳ thuộc vào từng loại rủi ro và nguyên nhân dẫn đến nó để có phơng án xử lý có hiệu quả khi đã có rủi ro thì phải có phơng án xử lý nó, căn cứ vào tính chất rủi ro, Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang đã áp dụng các biện pháp thích hợp để điều chỉnh và xử lý linh hoạt tình huống bảo vệ lợi ích Ngân hàng. Các biện pháp đó là:

3.3.1 - Thành lập ban xử lý và thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi và lãi treo:

Thành phần của Ban xử lý nợ gồm có: Giám đốc làm trởng ban, các trởng - phó phòng tín dụng, nguồn vốn kinh doanh, giám đốc chi nhánh khu vực và kiểm tra trởng làm thành viên; nhân viên thực hiện bao gồm các cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm thu nợ.

Chi nhánh đã phân loại các loại nợ quá hạn nh: Nợ quá hạn bình thờng, nợ quá hạn khó có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi, để từ đó có các biện pháp xử lý thích hợp. Ban xử lý nợ đã phối hợp với các chính quyền địa phơng và các cơ quan pháp luật hoạt động rất tích cực và có hiệu quả. Năm 2000 kết quả thu nợ quá hạn và nợ chờ xử lý đợc 1.814 triệu đồng và 2.681 triệu lãi treo. Năm 2001 kết quả thu nợ chờ xử lý và nợ quá hạn đợc 4.768 triệu đồng và thu lãi treo đ- ợc 4.271 triệu đồng. Năm 2002 thu nợ quá hạn và nợ chờ xử lý đợc 6,120 tỷ đồng, thu lãi treo đợc 5,8 tỷ đồng. Nhờ vậy mà tình hình tài chính của Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang chuyển biến lành mạnh hơn.

3.3.2 - Thờng xuyên thực hiện công tác chấn chỉnh hoạt động Ngân hàng:

Thực hiện chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng nhà nớc và Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam, tiêu chuẩn chất lợng ISO 9000-2001 đợc thực hiện trong toàn hệ thống Ngân hàng đầu t năm 2002, Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang luôn quan tâm chỉ đạo công tác chấn chỉnh mọi hoạt động của Ngân hàng, đặc biệt quan tâm chấn chỉnh hoạt động tín dụng và tập trung vào 2 vấn đề sau:

- Coi trọng và làm tốt công tác thẩm định khách hàng, đánh giá năng lực pháp lý, năng lực kinh doanh và giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng.

- Thờng xuyên phân tích hoạt động tín dụng, phân tích đánh giá các khoản nợ đang lu hành để có biện pháp xử lý tín dụng kịp thời.

Đối với khách hàng đã sử dụng vốn ngắn hạn để mua sắm tài sản cố định hoặc khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nhng vẫn có khả năng trả nợ, Ngân hàng đã tiến hành các biện pháp nh: Điều chỉnh loại cho vay, gia hạn nợ, giảm hạn nợ, xác định lại kỳ hạn nợ cho phù hợp với đối tợng vay. Kết quả: Năm 2000 xử lý 55 món với số nợ 4,560 tỷ đồng, năm 2001 đã xử lý 38 khách

hàng với số nợ 5,820 tỷ đồng và năm 2002 đã xử lý 37 khách hàng với số d nợ 4,100 tỷ đồng.

Để khắc phục tồn tại, hạn chế sai sót về nghiệp vụ, Chi nhánh đã coi trọng việc chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị, các cán bộ nghiệp vụ trong việc thực hiện các kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra Ngân hàng cấp trên và Ngân hàng đồng cấp, nhằm nâng cao chất lợng và hiẹu quả hoạt động của Chi nhánh.

3.3.3 - Phối kết hợp với Ngân hàng cấp trên, các ngành liên quan, các cấp chính quyền và các cơ quan pháp luật để xử lý, thu hồi nợ đọng, nợ quá hạn. các cơ quan pháp luật để xử lý, thu hồi nợ đọng, nợ quá hạn.

- Thực hiện quyết định 488/2000/QĐ-NHNN ngày 27/11/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nớc và công văn 3573/CV- TCTS, ngày 18/12/2001 của Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam giao V/v hớng dẫn trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng. Chi nhánh đều trích dự phòng rủi ro trên cơ sở phân loại tài sản có. Căn cứ vào quy định về các đối tợng đợc quy định trong công văn hớng dẫn xử lý rủi ro, Năm 2001 Chi nhánh đã trích dự phòng rủi ro(DPRR) 4,403 tỷ đồng; Năm 2002 trích DPRR 8,881 tỷ đồng, nhng cha phải xử lý trờng hợp nào từ nguồn dự phòng rủi ro.

- Quyết định 05/QĐ-HĐQT ngày 27/2/2002 của Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam về ban hành quy chế miễn giảm lãi đối với khách hàng vay vốn Ngân hàng Đầu t và Phát triển, Chi nhánh tích cực rà soát đề nghị xử lý miễn giảm lãi cho 3 trờng hợp khách hàng do tai nạn giao thông chết với số tiền 986 ngàn đồng.

3.3.4 - Gán nợ, xiết nợ, phát mại tài sản để thu hồi nợ khó đòi, nợ quá hạn:

Nhiều trờng hợp khách hàng có khả năng thất thoát vốn vay không còn nguồn trả nợ, Ngân hàng đã động viên khách hàng tự bán tài sản để trả nợ Ngân hàng.

Những trờng hợp khách hàng chây ỳ, cố tình không muốn trả nợ cho Ngân hàng, Ngân hàng đã tiến hành xiết nợ các tài sản thế chấp, cầm cố hoặc lập hồ sơ gửi các cơ quan pháp luật xử lý phát mại các tài sản để thu hồi nợ Ngân hàng.

Trong năm 2000 Ngân hàng đã phát mại 02 ngôi nhà thu hồi 205 triệu đồng, gửi hồ sơ nhờ cơ quan pháp luật 6 khách hàng với số tiền 254 triệu đồng. Năm

2001 Chi nhánh xử lý phát mại đợc 3 trờng hợp và thu đợc 194 triệu đồng. Năm 2002 xử lý 1 trờng hợp 470 triệu đồng cha xong vì có liên quan đến vụ án, hiện nay mới thu đợc 76 triệu đồng, còn 394 triệu đồng Chi nhánh đang phối hợp chặt chẽ với cơ quan thi hành án để thực hiện thu hồi nợ. đến nay Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang đã có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phơng và các cơ quan pháp luật nên đã nhận đợc sự hỗ trợ rất đắc lực của các cơ quan trong việc phối kết hợp để thu hồi nợ cho Ngân hàng.

Hàng năm Ngân hàng cũng đã trích một phần quỹ khen thởng để động viên các cá nhân và các cơ quan pháp luật đã giúp Ngân hàng hoàn thành tốt nhiệmvụ kinh doanh.

Trên đây là những giải pháp cơ bản đã đợc Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang thực hiện nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

3.4 - Kiến nghị một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang. hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang.

Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và trớc thực trạng rủi ro tín dụng ở Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang, tôi xin mạnh dạn đa ra một số kiến nghị bổ sung các giải pháp nhằm đề phòng, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà giang nh sau:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng tại chi nhánh Hà Nội và đầu tư phát triển Hà Giang (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w