Triển vọng đầu t của Nhật Bản vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút FDI Nhật Bản vào Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 66)

Dới đây là một số nhân tố nói lên triển vọng và khả quan của nguồn FDI Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ nhất là môi trờng khu vực: sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, hiện nay kinh tế các quốc gia trong khu vực đang đi vào phục hồi và phát triển. So với năm 1998 năm ảm đạm nhất của nền kinh tế khu vực Đông Nam á, thì năm 1999 tốc độ tăng trởng kinh tế của Thái Lan đạt 4% Malaixia đạt 4,5% Philippin 3% ... Qua đó đã có sự nhận định rằng : sự phục hồi của nền kinh tế Đông Nam á báo hiệu sự phát triển thần kỳ mới, đáng chú ý nhất là nó vẫn dựa trên những động lực từng đợc nói tới là nhân dân cần cù thông minh, học vấn cao sáng tạo và tiết kiệm. Về lâu dài viễn cảnh Châu á nói chung, Đông Nam á nói riêng sẽ sáng sủa hơn các khu vực khác, thể hiện rõ sức bật dậy của những con hổ kinh tế.

Với sự phục hồi kinh tế khu vực đã lấy lại niềm tin đối với các nhà đầu t quốc tế, mở ra giai đoạn mới cho việc thu hút đầu t quốc tế nói chung và đầu t Nhật Bản nói riêng. Sự phục hồi kinh tế khu vực tác động đến ròng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trên hai khía cạnh. Thứ nhất, nó làm tăng lên sự cạnh tranh trong thu hút FDI của Nhật Bản giữa các quốc gia. Thứ hai sự phục hồi này thúc đẩy tăng cờng hợp tác giao dịch làm ăn giữa các quốc gia, vì vậy làm tăng sức hấp

dẫn của cả khu vực đối với các dòng FDI. Nếu Việt Nam có chiến lợc cải thiện tốt môi trờng đầu t nâng cao lợi thế so sánh trong các yếu tố sản xuất, đảm bảo sự ổn định xã hội... thì chắc chắn sẽ giành đợc sự chú ý cao của các nhà đầu t trong đó có Nhật Bản.

Cùng với sự cải thiện môi trờng khu vực, sự gia tăng mạnh mẽ của xu hớng toàn cầu hóa, mà trong đó toàn cầu hóa kinh tế là trọng tâm sẽ là tác nhân thúc đẩy sự gia tăng lu chuyển của các dòng vốn quốc tế. Chính vì vậy, khả năng thu nhận đợc FDI càng cao hơn trong tơng lai, vấn đề đặt ra với Việt Nam là phải tranh thủ những điều kiện thuận lợi do toàn cầu hóa đa lại, trong đó có vấn đề thu hút nguồn FDI. Đây chính là một trong những nội dung cơ bản trong chính sách kinh tế đối ngoại của ta.

Về phía Nhật Bản thấy xuất hiện những dấu hiệu nói lên dòng FDI của Nhật Bản sẽ gia tăng trong những năm tới. Đó là sự phục hồi kinh tế đi liền với sự ổn định chính trị với đờng lối đối ngoại hớng về Châu á. Nếu trong năm 97 và 98 nền kinh tế Nhật Bản rơi vào mức tăng trởng âm đã làm ảnh hởng đến khả năng đầu t ra nớc ngoài của Nhật Bản thì năm 99 nền kinh tế đã bắt đầu phục hồi, tốc độ tăng trởng kinh tế đạt 0,6% một năm. Sự tăng trởng kinh tế Nhật Bản sẽ góp phần làm sống động môi trờng kinh doanh khu vực, thúc đẩy các hoạt động trao đổi, đầu t trong nội bộ khu vực. Đặc biệt với chính sách hớng về Châu á thì cùng với sự phát triển kinh tế Nhật Bản chắc chắn quan hệ kinh tế, trong đó có hoạt động đầu t trực tiếp của Nhật Bản vào khu vực sẽ gia tăng hơn.

Cùng với sự phục hồi kinh tế Nhật Bản, giá trị đồng Yên sau một đợt giảm giá, băt đầu từ tháng 10 năm 98 lên giá. Với sự gia tăng này, trong bối cảnh của nền kinh tế đang phục hồi mọi ngời đều dự đoán về đợt bùng nổ đầu t mới ra nớc ngoài.

Nhìn nhận từ những chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam cũng cho thấy những tác động tích cực đến việc thu hút FDI. Mặc dù Việt Nam chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực nhng do cha hội nhập sâu và hơn nữa do có sự điều tiết vĩ mô tốt, Việt Nam vẫn giữ đợc sự ổn định kinh tế xã hội trong nhng năm qua. Riêng năm 99 mức tăng GDP đạt 5%. Sản lợng nông nghiệp đạt 33,8 triệu tấn, tăng 2 triệu tấn so với năm 98 và là mức cao nhất từ trớc tới nay. Sản xuất công nghiệp có mức tăng trởng 10%... kết quả sự phát triển kinh tế Việt Nam là cơ sở quan trọng tạo niềm tin cho các nhà đầu t nớc ngoài trong đó có Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Thu hút FDI Nhật Bản vào Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w