Những hạn chế trong hoạt động TĐ DAĐT xây dựng công trình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quá trình thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình tại NHTM CP Quân đội (Trang 44 - 49)

III. Đánh giá hiệu quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình tạ

2. Những hạn chế trong hoạt động TĐ DAĐT xây dựng công trình

Quân đội

2.1. Quy trình thẩm định

Trong một số trường hợp, cán bộ thẩm định vẫn chưa tuân thủ một cách chặt chẽ quy trình thẩm định, còn bỏ qua việc thẩm định một số bước.

2.2. Phương pháp thẩm định

Nhìn chung, các phương pháp thẩm định dự án mà cán bộ tại thẩm định thực hiện là tương đối phù hợp với điều kiện hiện nay của Ngân hàng cũng như điều kiện của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, các phương pháp thẩm định được áp dụng chưa phong phú và chủ yếu thực hiện bằng phương pháp thủ công.

Các phương pháp thường được sử dụng là phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh, phương pháp dự báo. Một số dự án có tiến hành đánh giá độ nhạy. Rất ít dự án được đánh giá phân tích tình huống. Nhiều dự án phức tạp, hiệu quả tài chính chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố có khả năng biến động lớn nhưng chỉ được đánh giá độ nhạy với mức độ biến động thấp hơn nhiều so với khả năng có thể xảy ra. Do đó chưa đánh giá được toàn diện các rủi ro của dự án.

2.3. Nội dung thẩm định

Hiệu quả của dự án được thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu: NPV, IRR, T, B/C ….Việc tính toán các chỉ tiêu tài chính được tiến hành khá đầy đủ, nhưng chưa đi sâu vào phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu đó, chưa có sự so sánh với các tiêu chuẩn của nghành.

Khi xây dựng dòng tiền của dự án, việc tính toán vốn đầu tư ban đầu chưa hợp lý. Đối với các dự án xây dựng thì vốn đầu tư ban đầu là rất lớn nhưng lại không tập trung vào một thời điểm mà phân bố theo tiến độ thi công nên nếu tính tất cả vào một năm là không hợp lý. Ngân hàng cần xem xét thời gian giải ngân của mình để quy đổi vốn đầu tư cho thích hợp.

Do đặc điểm của Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ nên mối quan tâm hàng đầu là tính an toàn và sinh lợi của dự án. Vì vậy nội dung thẩm định chủ yếu là thẩm định tài chính dự án đầu tư, khía cạnh hiệu quả kinh tế xã hội ít được chú trọng đến.

Cán bộ thẩm định thường tốt nghiệp từ các trường đại học kinh tế, tài chính mà không tốt nghiệp các trường kỹ thuật nên ít có kiến thức về công nghệ, vì vậy phần thẩm định về kỹ thuật còn hạn chế.

2.4. Tổ chức thẩm định

Một cán bộ tín dụng phải thẩm định tất cả các dự án trong tất cả các lĩnh vực khác nhau, mà không chuyên sâu theo nghành nghề lĩnh vực. Như vậy sẽ gây khó khăn cho việc thu thập thông tin và xử lý thông tin tín dụng bởi một cán bộ thẩm định dù có giỏi đến đâu cũng khó có thể hiểu biết sâu sắc về mọi lĩnh vực kinh doanh của nền kinh tế, do đó ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định.

2.5. Các hạn chế khác

* Về thẩm định tổng vốn đầu tư: Thường Ngân hàng chỉ dựa vào kế hoạch dự

trù do chủ đầu tư đưa ra, ít khi xem xét lại một cách kỹ lưỡng cả về lượng vốn đầu tư lẫn cơ cấu vốn đầu tư, sự hợp lý về chi phí đầu tư. Điều này dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn, bỏ vốn không đúng theo tiến độ của dự án, làm giảm hiệu quả của dự án cũng như hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

*Về thẩm định doanh thu, chi phí, dòng tiền: Nhìn chung Ngân hàng vẫn thường

chấp nhận những số liệu dự tính của doanh nghiệp. Nếu có có phân tích cũng chỉ mới dừng ở mức sản phẩm có được thị trường chấp nhận hay không, giá bán dự kiến là bao nhiêu, nếu có suy thoái là bao nhiêu; chưa phân tích được mức cung cầu của sản phẩm trên thị trường, tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới, định hướng phát triển do Bộ, ngành công bố… Đặc biệt là về chi phí, Ngân hàng cũng chỉ dựa vào những gì Doanh nghiệp đưa ra hoặc là mức giá chung trên thị trưòng, chưa thẩm định lại chi phí nào là chi phí hợp lý, chưa chủ động tìm kiếm thu thập thông tin từ khảo sát thực tế. Do vậy làm cho những chỉ tiêu tính toán như doanh thu, chi phí cũng như dòng tiền chưa đủ tính tin cậy.

*Về tỷ lệ chiết khấu: Đây là một nhân tố quan trọng nhất trong thẩm định tài

chính dự án. Tuy nhiên, trong khi thẩm định thì việc xác đinh tỷ lệ chiết khấu còn chưa tính toán hết chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn, yếu tố lạm phát chưa được tính trong

tỷ lệ chiết khấu. Hơn nữa tỷ lệ này thường được áp dụng cho tất cả các năm tồn tại của dự án, mà dự án ở đây thường kéo dài trên 3 năm, có dự án còn 10 năm một thời gian khá lâu.

Việc phân tích rủi ro của dự án: Hoạt động này còn chưa được chú ý. Mặc dù trong

quy trình thẩm định có đề cập đến việc phân tích rủi ro của dự án dựa trên việc phân tích độ nhạy. Song trên thực tế, Ngân hàng lại ít khi tuân theo quy trình này. Một sô dự án có tiến hành đánh giá độ nhạy một chiều, rất ít dự án được đánh giá độ nhạy hai chiều hay phân tích tình huống nhằm đánh giá toàn diện những rủi ro dự án có thể gặp phải.

3. Nguyên nhân

3.1. Nguyên nhân chủ quan

* Hệ thống thông tin phục vụ cho công tác thẩm định

Tính chính xác và kịp thời của thông tin là yếu tố cực kỳ quan trọng trong thẩm định. Thực chất thẩm định là kiểm tra, đánh giá và dự đoán trên những thông tin đã có. Vì vậy, thông tin sai lệch sẽ dẫn đến hậu quả là đưa ra kết luận không chính xác và cuối cùng là đi đến quyết định sai lầm.

Hiện nay, nguồn thông tin chủ yếu là do doanh nghiệp cung cấp. Khi doanh nghiệp xin vay vốn tất nhiên họ sẽ chỉ cung cấp những thông tin thuận lợi về bản thân và che giấu những bất lợi, chính vì vậy mà rất khó đánh giá chính xác dự án.

Ngoài ra, nguồn thông tin mà cán bộ tín dụng tự thu thập từ thực tế, từ các phương tiện thông tin đại chúng,.. cũng rất hạn chế và đôi khi chỉ mang tính chất tham khảo. Nguyên nhân là do hạn chế về thời gian và chi phí. Hiện tại Ngân hàng cũng không có một quỹ nào hỗ trợ cho công tác thẩm định.

Trung tâm thông tin tín dụng thì chỉ cung cấp cho cán bộ tín dụng những thông tin mang tính khái quát về khách hàng, quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác.

* Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thẩm định.

Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư như các phần mềm phân tích tài chính, phân tích thống kê,..Tuy nhiên, công tác thẩm định tài chính DAĐT tại MB chủ yếu vẫn sử dụng những hàm, chỉ tiêu tài chính thông dụng trong Excel. Chính vì vậy, kết quả thẩm định chưa đánh giá được một cách toàn diện các rủi ro của dự án.

* Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định chưa đáp ứng được yêu cầu.

Mặc dù trong những năm gần đây Ngân hàng đã rất chú trọng đến công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực, song đội ngũ cán bộ thẩm định vẫn chưa đáp ứng đựơc cả về số lượng và chất lượng.

Số lượng cán bộ tín dụng của mỗi phòng nghiệp vụ lại ít so với khối lượng công việc phải giải quyết nên tình trạng quá tải về công việc khá phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định.

Áp lực công việc đối với một cán bộ tín dụng là quá lớn, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lưọng công tác thẩm định nói chung và thẩm định khía cạnh tài chính nói riêng của Ngân hàng.

Trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ thẩm định còn nhiều hạn chế, do đó gặp không ít khó khăn trong một số dự án, trong việc tham khảo kinh nghiệm thẩm định của nước ngoài.

Những cán thẩm định hầu hết được đào tạo từ các trường thuộc khối kinh tế nên những hiểu biết về xây dựng, việc đọc và bóc tách bản vẽ, xác định chi phí xây dựng,… gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó các dự án vay vốn tại Ngân hàng phần nhiều là các dự án xây lắp. Do vậy, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của kết quả thẩm định.

*Hiện tại Ngân hàng vẫn chưa có những sự hỗ trợ về kinh phí cho cán bộ thẩm định.

Đặc thù của công tác thẩm định là cán bộ thẩm định phải đi thực tế để thu thập, xác minh thông tin, do đó rất tốn thời gian và tiền bạc. Kinh phí này là do cán bộ thẩm định tự chịu mà chưa có sự hỗ trợ của Ngân hàng. Điều này không khuyến khích được tinh thần làm việc của các cán bộ tín dụng.

3.2. Nguyên nhân khách quan

* Về phía Nhà nước.

- Cơ chế chính sách của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến công tác thẩm định dự án, song cho đến nay hệ thống pháp luật của Nhà nước vẫn còn nhiều bất cập mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, nhiều chính sách chưa đồng bộ, chưa rõ ràng. Các quy định còn nằm phân tán ở một số luật:

luật dân sự, luật đầu tư,… đã gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc tra cứu và thực hiện.

- Công tác quản lý Nhà nước về pháp lệnh kế toán, thống kê đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa được quan tâm đúng mức. Các chuẩn mực kế toán chưa được tuân thủ, kiểm toán nội bộ thì mang tính hình thức, kiểm toán độc lập thì chi phí cao. Do đó, dẫn đến chất lượng của các thông tin mà doanh nghiệp trình lên Ngân hàng không cao, gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc xác minh.

* Về phía các doanh nghiệp.

Trình độ lập dự án của một số doanh nghiệp còn yếu kém, đôi khi lại chỉ chú trọng đến một số nội dung chính, chỉ tiêu chính chứ chưa có khả năng đưa ra một dự án đầy đủ, hoàn chỉnh và có căn cứ khoa học. Chính vì vậy làm kéo dài thời gian thẩm định do phải chờ hoàn thiện hồ sơ.

* Các tổ chức giám định, tư vấn của các nghành tại Việt Nam còn chưa phát triển.

* Thông tin trong nền kinh tế giúp cho công tác thẩm định còn nghèo nàn, thiếu thốn, chưa có hệ thống, chưa cập nhật và kém chính xác. Tình trạng thiếu hụt thông tin như vậy góp phần tạo nên xu hướng đơn giản hoá trong việc thẩm định dự án và dẫn đến kết quả thẩm định không chính xác.

* Một khía cạnh nữa là tâm lý doanh nghiệp khi lập hồ sơ vay vốn là muốn được Ngân hàng thông qua, nên thông tin đưa ra đôi khi còn mang tính chất quảng cáo, độ chính xác chưa cao, do đó ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định.

Chương II: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Quân đội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quá trình thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình tại NHTM CP Quân đội (Trang 44 - 49)