Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Cạn (Trang 70 - 72)

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là cơ quan quản lý trực tiếp của NHĐT & PT Bắc Kạn. Để giúp đỡ cho chi nhánh ngày một phát triển em có kiến nghi đối với NHĐT & PT Việt Nam như sau:

Trên cơ sở những nghị định, nghị quyết thì NHĐT & PT Việt Nam nên sớm đưa ra các văn bản chế độ hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn về TTKDTM.

Cần xác định rõ mức thu phí từ các dịch vụ thanh toán. Việc xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán hợp lý, xác định mức phí áp dụng cho các giao dịch thanh toán liên ngân hàng, trên cơ sở đó tác động tới toàn bộ cơ cấu tính phí của các

ngân hàng, tổ chức tín dụng, nhằm tạo lập ra một mức phí hợp lý đối với người sử dụng dịch vụ cuối cùng, từng bước tạo lập thói quen giao dịch qua ngân hàng thông qua chính sách về phí dịch vụ thanh toán hợp lý.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của chi nhánh NHĐT & PT Việt Nam cần hỗ trợ cho chi nhánh về cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ Ngân hàng.

Trên cơ sở quán triệt tối đa nỗ lực của chi nhánh, NHĐT & PT Việt Nam cần có những văn bản chỉ đạo cụ thể phù hợp với đặc thù môi trường hoạt động rất khó khăn của chi nhánh (80% dư nợ ngoài địa bàn). Chẳng hạn như: theo hướng dẫn chỉ đạo của NHĐT & PT Việt Nam là “chi nhánh không được cho vay các doanh nghiệp có trụ sở chính đóng ngoài địa bàn và các cá nhân có hộ khẩu thường trú ngoài địa bàn”, nếu thực hiện đúng như hướng dẫnthì các khách hàng lớn có 80% dư nợ ngoài địa bàn kia sẽ có ít quan hệ với Ngân hàng, điều đó có ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ tiêu dư nợ, bảo lãnh, thu phí dịch vụ giảm, lợi nhuận.

Kiến nghị đối với NHĐT & PT Bắc Kạn

Công tác thanh toán bù trừ thường chiếm tỷ trọng khá cao trong các phương thức thanh toán. Tại Bắc Kạn hiện nay việc thanh toán bù trừ mới chỉ được thực hiện ở các NH như: NH Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, NHĐT & PT và NHNN đứng ra chủ trì than toán; mặt khác việc thanh toán bù trừ mới chỉ được thực hiện tại Thị xã, còn các NH huyện không được trực tiếp tham gia thanh toán bù trừ với nhau mà phải thông qua NH tỉnh. Để cải tiến công tác thanh toán bù trừ ngày một tốt hơn NHNN và các NHTM cần nghiên cứu thực hiện nối mạng giữa các đơn vị tham gia thanh toán bù trừ và mở rộng đối tượng tham gia, thanh toán bù trừ không chỉ bó hẹp ở các NH tỉnh nữa.

Kết luận

Trong nền kinh tế toàn cầu hoá công tác thanh toán không dùng tiền mặt giữ một vai trò rất quan trọng, trong công cuộc đổi mới nền kinh tế của đất

nước ta, nền kinh tế càng phát triển thì vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt càng rõ và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thanh toán của nền kinh tế.

Hiện nay, tình hình thanh toán không dùng tiền mặt cả nước nói chung và của NHĐT & PT Bắc Kạn nói riêng còn tồn tại nhiều hạn chế, nhiều vấn đề chưa hợp lý, mặc dù Ngân hàng đã có nhiều cố gắng xong vẫn chưa giải quyết được triệt để. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, để đưa đất nước đi lên và vươn ra thế giới thì cần phải xây dựng một hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiện đại. Vì vậy, Ngân hàng với vai trò là trung gian thanh toán phải Ngân hàng nhanh chóng hoàn thiện các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta, mà còn là làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, kìm chế lạm phát, giữ ổn định giá cả đồng tiền góp phần khai thác mọi khả năng tiềm tàng, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để mở rộng đầu tư phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế giúp thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa Ngân hàng Việt Nam tứng bước hoà nhập với các nước trong khu vực và thế giới.

Mục đích chung của đề tài “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn” đề xuất giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn góp phần đáp ứng yêu cầu luân chuyển hàng hoá và yêu cầu thanh toán, chuyển tiền của khách hàng nhanh chóng thuận tiện. Trên cơ sở kiến thức thu thập được ở nhà trường và qua thời gian thực tập tại chi nhánh còn có hạn, em lại thực tập tại một Ngân hàng ở miền núi không phát triển nên lượng thông tin không phong phú, nên bài viết còn nhiều hạn chế, nhiều khiếm khuyết. Bản thân em rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ dẫn của các thầy cô giáo góp thêm ý kiến để bài viết của em hiện thực hơn và có ý nghĩa thực tiễn hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Cạn (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w